Trong bài viết này, Decor Hà Nội sẽ giải đáp cho mọi người câu hỏi “Trả nợ tào quan là gì?” để các bạn có cái nhìn gốc rễ hơn về nghi thức này!
Trả nợ tào quan là gì?
Theo quan niệm của dân gian, tào quan là tiền ở dưới âm phủ. Vì vậy, trả nợ tào quan là trả nợ những món tiền mà người trần chúng ta còn mắc nợ ở dưới địa phủ ở những kiếp trước. Trên mỗi tờ giấy tiền vàng, chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh của ngân hàng Địa phủ, nơi phát hành tiền âm phủ theo ý niệm từ ngàn đời nay của người Việt. Và đôi khi, ở những tiền kiếp, chúng ta vay nợ âm phủ nhưng chưa kịp trả nợ đã được đầu thai vào kiếp khác, do đó, đây là món nợ mà khi ở dương thế chúng ta cần trả lại để nhẹ bớt nghiệp quả.
Người xưa cũng quan niệm rằng, trả nợ tào quan bao gồm cả việc trả những món nợ từ đồng tiền mà chúng ta kiếm được một cách bất chính trong những kiếp trước như: buôn bán gian dối, làm ăn bất hợp pháp, lừa người dối đời để mưu sinh,… Những đồng tiền không thiện lương này sẽ trở thành nghiệp báo đè nặng lên kiếp này của chúng ta nếu mọi người không biết cách sám hối và trả nợ. Do đó, để có thể giữ được nguồn tài chính suôn sẻ, an toàn, tranh tiêu hao tiền của vào những điều tai bay vạ gió, người ta làm lễ trả nợ tào quan để xóa đi những món nợ tiền kiếp.
Theo sách xưa có ghi chép lại rằng, dưới Tào Quan gồm có các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trong một vòng Giáp Tý hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp thì có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào đây sẽ được sử dụng cho các việc công sự. Lễ trả nợ tào quan là Lễ trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ nần của các gia chủ.
Táo Quân ghi chép lại vào ngày 23 âm lịch hàng tháng thông báo cho Nam Tào mà trừ đi dương thọ của người đó. Ngoài ra biên gửi xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ. Hoặc có thể căn cứ vào đó mà theo Luật Nhân – quả để tính kiếp nạn mà con người sẽ phải chịu đựng trong kiếp sau. Do đó, tinh thần chung nhất của trả nợ tào quan chính là, dùng công đức, tín tâm của mình để bù đắp những khoản nợ của những tiền kiếp, cũng như một dịp hướng tâm của mình đến sự sám hối, ăn năn vì những tham, sân, si trong bản thân.
Tín ngưỡng thờ Tam Tứ Phủ có nghi lễ Trả nợ tào quan được bắt nguồn từ tư tưởng như đã giải thích phía trên. Khi chúng sinh gặp những điều tai bay vạ gió, gây thất thoát nhiều tiền của trong gia đình, người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần từ kiếp trước để lại hậu quả khiến cho kiếp này khó khăn, lận đận. Vì vậy, chúng ta làm lễ trả nợ tào quan để sám hối trước lỗi lầm, xoa dịu những nghiệp quả từ kiếp trước để kiếp này được bình an vô sự, mọi chuyện hanh thông hơn.
Tuổi nào phải làm lễ trả nợ Tào Quan?
Những quу định trả nợ tào quan theo “Lục thập hoa giáp” chiếu theo ѕách cổ ᴠà tuổi nam, nữ dưới đâу đều được tính như nhau:
Giáp Tý: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 – Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho số 3 – Tào quan tính danh tư quân, thọ 75 tuổi.
Ất Sửu: số tiền tào quan phải trả 38 vạn – Kinh 54 quyển. Nộp trả tại kho số 30 – Tào quan cát điền tư quân. Thọ 80 tuổi
Bính Dần: số tiền tào quan phải trả 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp trả tại kho 13 – Tào Quan tính Mã tư quân. Thọ 78 tuổi.
Đinh Mão: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính hứa tư quân.
Mậu Thìn: số tiền tào quan 2 vạn + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho 11 – Tào Quan tính danh tư quân. Thọ 79 tuổi.
Kỷ Tỵ: số tiền tào quan 7 vạn 3 nghìn + Kinh 28 quyển. Nộp trả tại kho 3 – Tào Quan tính Cao tư quân.
Canh Ngọ: số tiền tào quan 10 vạn + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 – Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Thọ 85 tuổi.
Tân Mùi: số tiền tào quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 – Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Thọ 90 tuổi.
Nhâm Thân: số tiền tào quan 4 vạn 2 + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 – Tào Quan tính phả tư quân. Thọ 74 hoặc 89 tuổi.
Quý Dậu: số tiền tào quan 5 vạn 2 + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 – Tào Quan tính Thành tư quân.
Giáp Tuất: số tiền tào quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa. Nộp tại kho 10 Tào quan tính Quyền tư quân- Thọ 91 tuổi.
Ất Hợi: số tiền tào quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn. Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Duyệt tư quân. Thọ 69 hoặc 79 tuổi.
Bính Tý: số tiền tào quan 2 vạn 4 + Kinh 27 cuốn + 3 bộ nóc chùa. Nộp tại kho số 9 Tào quan tính Vương tư quân. Thọ 79 tuổi.
Đinh Sửu: số tiền tào quan 2 vạn 2 + 25 cuốn Kinh + Trả 2 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào quan tính Quyền tư quân . Thọ 80 tuổi
Mậu Dần: số tiền Tào quan 6 vạn + 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 Tào quan tính Na tư quân. Thọ 80 tuổi.
Kỷ Mão: Tiền Tào quan 8 vạn + 01 cuốn Kinh + 02 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào quan tính Gia tư quân. Thọ 80 tuổi.
Canh Thìn: Tiền Tào quan 5 vạn 7 + 37 cuốn Kinh. Nộp tại kho nào cũng được. Thọ 60 tuổi.
Tân Tỵ: Tiền Tào quan 5 vạn 7 + 70 cuốn Kinh + 03 Kinh Tam bảo ( Kinh thật ). Nộp tại kho số 2 hoặc 11 Tào quan tính Cao tư quân. Thọ 65 tuổi.
Nhâm Ngọ: Tiền Tào quan 11 vạn + 30 cuốn Kinh . Nộp tại kho số 24 Tào quan tính Đào tư quân. Thọ 90 tuổi.
Quý Mùi: Tiền Tào quan 5 vạn 2 + 21 cuốn Kinh . Nộp tại kho 42 Tào quan tính Tiên tư quân. Thọ 80 tuổi.
Giáp Thân: Tiền Tào quan 70 vạn + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho 56 Tào quan tính Phạm tư quân. Thọ 80 tuổi
Ất Dậu: Tiền Tào quan 40 vạn + 24 cuốn Kinh + 18 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 Tào quan tính An tư quân. Thọ 73 tuổi .
Bính Tuất: Tiền Tào quan 8 vạn + 25 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tứơng + Lập đàn giải oan ( cát kết ). Nộp tại kho số 6 Tào quan tính Cô tư quân. Thọ 90 tuổi
Đinh Hợi: Tiền Tào quan 3 vạn 9 + 13 cuốn Kinh + 13 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 13 Tào quan tính Bối tư quân. Thọ 90 tuổi.
Mậu Tý: Tiền Tào quan 1 vạn 3 + 20 cuốn Kinh + Hoàn Tam bảo 3 cột Chùa + 01 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 6 Tào quan tính Hộ tư quân. Thọ 88 tuổi.
Kỷ Sửu: Tiền Tào quan vạn + 25 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 7 Tào quan tính Đồng tư quân . Thọ 83 đến 87 tuổi.
Canh Dần: Tiền Tào quan 5 vạn 1 + 60 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Trạch tư quân. Thọ 80 tuổi.
Tân Mão: Tiền Tào quan 8 vạn + 16 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 4 Tào quan tính Trương tư quân. Thọ 90 tuổi.
Nhâm Thìn: Tiền tào quan 5 vạn 4 + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 3 Tào quan tính Tiêu tư quân. Thọ 78 tuổi.
Quý Tỵ: Tiền Tào quan 2 vạn 9 + 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Cấn tư quân. Thọ 86 tuổi.
Giáp Ngọ: Tiền Tào quan 4 vạn + 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1Tào quan tính Ngọ tư quân. Thọ 90 tuổi.
Ất Mùi: Tiền Tào quan 3 vạn + 10 cuốn Kinh + 10 cây cột Chùa. Nộp tại kho số 2 Tào quan tính Hoàng tư quân. Thọ 80 tuổi.
Bính Thân: Tiền Tào quan 3 vạn 3 . Nộp tại kho số 17 Tào quan tính Phó tư quân. Thọ 75 tuổi.
Đinh Dậu: Tiền Tào quan 10 vạn + 33 cuốn Kinh. Nộp tại kho 12 Tào quan tính Tính tư quân. Thọ 87 tuổi.
Mậu Tuất: Tiền Tào quan 2 vạn + 13 cuốn Kinh = 3 cột Chùa. Nộp tại kho 36 Tào quan tính Dục tư quân. Thọ 72 tuổi.
Kỷ Hợi: Tiền Tào quan 5 vạn 1 . Nộp tại kho 13 Tào quan tính Bốc tư quân. Thọ 90 tuổi.
Canh Tý:Tiền Tào quan 12 vạn + 16 cuốn Kinh . Nộp tại kho số … Tào quan tính Lý tư quân. Thọ 80 tuổi.
Tân Sửu:Tiền Tào quan 10 vạn + 45 cuốn Kinh + 12 Hình nhân người thường . Nộp tại kho số 18 Tào quan tính Cáo tư quân . Thọ 84 tuổi.
Nhâm Dần: Tiền Tào quan 2 vạn 7 + 21 cuốn Kinh + 3 cột Chùa. Nộp tại kho số 10 Tào quan tính Diệu tư quân. Thọ 80 tuổi.
Quý Mão: Tiền Tào quan 2 vạn 7 + 11 cuốn Kinh + 3 cột Chùa . Nộp tại kho 10 Tào quan tính Huyền tư quân . Thọ 75 tuổi ….
Cần chuẩn bị gì cho lễ trả nợ tào quan?
Lễ vật cúng trả nợ sẽ bao gồm các thành phần sau đây:
– Hương thắp
– Hoa tươi
– Đĩa trái cây
– Đèn, nến
– Xôi, rượu
– Thịt luộc, thịt quay….
– Lễ vật hóa sớ: kinh âm, kinh dương, tiền vàng thiên khố…
– Lồng chim, chậu cá
– Bát gạo, muối, đường
Tùy theo vùng miền mà mâm lễ vật cúng trả nợ tiền kiếp sẽ có sự điều chỉnh. Cũng như bất kì lễ cúng nào, quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ.
Cách cúng trả nợ tào quan
Đầu tiên, bạn cần chọn thời gian cúng rồi mới tiến hành lễ cúng
Thời gian cúng
Dưới đây là một số ngày (theo lịch âm) để bạn tham khảo.
Ngày 08/01 – ngày Vía Ngũ Diện Diêm La Vương
Ngày 01/02 – ngày vía Nhất Điện tần Quảng Vương
Ngày 08/02 – ngày vía Tam Điện Tống Đế Vương
Ngày 18/02 – ngày Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương
Ngày 01/03 – ngày vía Nhị Điện Sở Giang vương
Ngày 08/03 – ngày Vía Lục Điện Biến Thành Vương
Ngày 27/03 – ngày vía Thất Điện Thái Sơn Vương
Ngày 01/04 – ngày vía Bát Điện Bình Đẳng Vương
Ngày 08/04 – ngày vía Cửu Điện Đô thị Vương
Ngày 17/04 – ngày vía Thập Điện Chuyển luân vương
Ngày 18/04 – ngày vía Tử Vi Đại đế
Ngày 04/06 – ngày vía Chư Phật giáng lâm
Ngày 30/07 – ngày Vía Địa Tạng Vương Bồ tát
Ngày 08/10 – ngày vía Hải Hội Phật
Bên cạnh đó, gia chủ có thể tiến hành thắp hương dâng lễ tại chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.
Nghi lễ cúng
Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau:
Chiều hôm trước: Thiết đàn – Biểu kinh – Sám hối – Đại bi, Thập chú, bạch y – Tụng dược sư hoặc Thủy Sám – Chỉ tĩnh
Sáng hôm sau: Kinh Đầu tràng – Thiết Dĩ – Pháp tấu – Thỉnh Phật – Tào Quan – Đội sớ – Tụng kinh.
Chiều hôm sau: Phóng sinh- Thí thực – Tạ Quá – Tiễn đàn – Thụ lộc.
Nếu làm tiểu đàn:
Thỉnh Phật
Tào quan.
Thí thực
Phóng sinh.
Tạ, tiễn đàn.
Các loại văn sớ dùng trong lễ trả nợ Tào quan:
Điệp tấu
Quan Phát tấu
Tấu thiên phủ
Tấu Địa phủ
Tấu thủy Phủ
Tấu Nhạc Phủ.
Tấu Dương 1
tấu Dương 2
Tấu Âm
Kinh đầu tràng
Biểu kinh Dược sư
Biểu kinh Độ dương.
Sám Hối.
Lễ Phật.
Giám Môn
Giám Đàn
Bảng thang
Bảng trà.
Kinh Thọ sinh
Điệp Âm
Công cứ Âm
Công cứ Dương
Điền Hoàn
Phật tào Quan
Cô Hồn
Phóng sinh.
Trên đây là bài viết của Decor Hà Nội giải thích cặn kẽ để bạn đọc hiểu chi tiết về nguồn gốc tín ngưỡng, nghi thức của lễ trả nợ tào quan. Rất mong bài viết đem đến bạn những thông tin hữu ích!