Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng  bạn tìm hiểu và trả lời những câu hỏi xoay quanh tiền tệ như: Tiền tệ là gì? Bản chất và chức năng của tiền tệ? Quy luật giá trị? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Bản chất của tiền tệ và chức năng của tiền tệ

Nguồn gốc của tiền tệ:

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của việc liên tục giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

Các chức năng của tiền tệ

 Thước đo giá trị

– Tiền có thể dung để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa.

– Giá cả của hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

→ Giá trị hàng hóa là nhân tố nội sinh hình thành nên giá cả vì giá cả bám sát xoay xung quanh trục giá trị.

– Nhân tố ngoại sinh tác động đến giá cả:

+ Giá trị của đồng tiền: thường có xu hướng giảm làm giá cả tăng lên.

+ Cung – cầu: Cung >cầu thì giá cả <giá trị; Cung <cầu thì giá cả >giá trị; Cung =cầu thì giá cả =giá trị

+ Sự điều tiết của Chính phủ, Nhà nước

– Ở bất kể điểm nào mà giá cả khác giá trị thì xu thế vận động của thị trường là theo thời gian giá cả cân bằng với giá trị.

Phương tiện lưu thông

– Tiền được sử dụng làm trung gian môi giới của quá trình trao đổi mua bán với vai trò là vật ngang giá chung.

– Công thức lưu thông hàng hóa: Hàng- Tiền – Hàng (H-T-H)

Phương tiện thanh toán

Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, chi trả sau khi các công việc thanh toán được hoàn tất.

Phương tiện cất trữ:

– Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tương lai

– Có thể cất giữ trong nhà hoặc gửi ngân hàng

– Nên cất giữ dưới dạng tiền vàng hoặc các tiền tệ ổn định và có tính thanh khoản cao.

Tiền tệ thế giới

Tiền tệ thế giới là công cụ mua bán, thanh toán, di chuyển tài sản giữa các quốc gia.

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

Nội dung của quy luật giá trị

Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

Tiền tệ là gì? Bản chất và chức năng của tiền tệ? Quy luật giá trị
Tiền tệ là gì? Bản chất và chức năng của tiền tệ? Quy luật giá trị

Tác động của quy luật giá trị

Điều tiết và lưu thông hàng hóa

* Điều tiết sản xuất:

Quy luật giá trị có vai trò phân bổ nguồn lực vào các ngành khác nhay để thiết lập 1 cân đối kinh tế nhất định ( cân bằng về giá và cân bằng về cung cầu)

Giả sử nền kinh tế đang có sự mất cân đối ( ngành tập trung quá nhiều nguồn lực → cung>cầu →giá giảm →lợi nhuận của người sản xuất giảm →cắt giảm sản xuất, di chuyển nguồn lực sang ngành còn ít nguồn lực)

→ Việc phân bổ nguồn lực diễn ra liên tục do nhu cầu của con người luôn thay đổi.

* Điều tiết lưu thông:

TP1: cung > cầu → P1 thấp

TP2: cung < cầu → P2 cao

→ Có người vận chuyển hàng hóa từ TP1 sang TP2 → P1tăng, P2 giảm → thiết lập giá cả cân bằng trong thị trường → cân bằng cung cầu

Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau. Người sản xuất nào có HPLĐ cá biệt nhỏ hơn HPLĐ xã hội của hàng hoá sẽ có lợi, thu được lãi cao. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ phá sản, người sản xuất phải hạ thấp HPLĐ cá biệt, tối thiểu là bằng HPLĐ xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Thực hiện bình tuyển tự nhiên những người sản xuất

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.

Tác dụng của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các nhân tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

 Sự chuyển hóa tiền thành tư bản

Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của CTC, điều kiện ra đời và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của CTC

Tư bản là tiền vận động theo công thức T – H – T’ trong đó T’ là tiền thu về lớn hơn T là tiền ứng ra ban đầu.

∆T=(T’-T) là giá trị tăng thêm hay giá trị thặng dư

* Nguồn gốc của ∆T trong lưu thông hàng hóa:

– Trao đổi ngang giá: giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi trước và sau khi trao đổi là không đổi → chưa xuất hiện ∆T

– Trao đổi không ngang giá: Không phổ biến, không diễn ra trong thời gian dài

+ Giá cả > giá trị (lợi thế hoàn toàn thuộc về người bán) tức bán đắt thì nền kinh tế cũng không giàu lên vì người bán cũng sẽ là người mua → chưa xuất hiện ∆T

+ Giá cả < giá trị (lợi thế hoàn toàn thuộc về người mua) tức mua rẻ thì nền kinh tế cũng không giàu lên vì người bán cũng sẽ là người mua→ chưa xuất hiện ∆T

+ Mua rẻ, bán đắt → xuất hiện ∆T nhưng điều này chỉ lí giải trên phạm vi 1 nhóm người, chưa có ∆T trên phạm vi toàn bộ xã hội vì cái người này được lợi chính là phần thiệt hại của đối tác anh ta.

→ Trên phạm vi toàn bộ xã hội, trao đổi không ngang giá không tạo ra ∆T

→ Vậy, lưu thông hàng hóa không tạo ra ∆T trên toàn bộ xã hội

* Nguồn gốc của ∆T ngoài lưu thông hàng hóa

– Tiền ngoài lưu thông không thể tự gia tăng giá trị.

– Hàng ngoài lưu thông bao gồm:

+ Hàng cất trữ: giá trị thường giảm theo thời gian

+ Hàng tiêu dùng: Trong sản xuất :Tư liệu sản xuất sau khi sản xuất không tăng giá trị

Trong tiêu dùng: sở hữu cá nhân → không tăng giá trị

→ Ngoài lưu thông hàng hóa không xuất hiện ∆T

→Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn trong CTC của tư bản: Giá trị thặng dư ∆T không sinh ra trong lưu thông và ngoài lưu thông nhưng những người làm kinh doanh lại thu được ∆T.

Hàng hóa sức lao động

Điều kiện biến sức lao động trở thành hàng hóa

– Sức lao động , đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.

– Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi:

+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được dức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

+ Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, trở thành người vô sản, buộc phải bán sức lao động của mình để sống.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

* Giá trị hàng hóa sức lao động là hao phí lao động xã hội để sản xuất sức lao động (tiêu dùng 1 số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần) cũng chính là HPLĐ xã hội sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động hay giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động.

Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân;

Hai là, phí tổn đào tạo công nhân;

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân.

*Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó; đồng thời tạo ra giá trị mới (v+m) lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động (v). Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

→ Hàng hóa sức lao động là hàng hóa duy nhất, là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư.

Trên đây là bài viết của Decor Hà Nội về bản chất của tiền tệ trong bộ môn kinh tế chính trị. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *