Từ năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt ta đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong văn hóa mẫu Tam Phủ, tiệc Tứ Phủ được coi là những ngày tổ chức sự kiện linh thiêng nhất để con nhang đệ tử dâng lễ cầu khấn, hướng tâm tưởng của mình đến công đức của các vị thánh. Vậy tiệc tứ phủ là gì? Trong bài viết này, Decor Hà Nội sẽ cùng bạn tìm hiểu về văn hóa thờ Mẫu và tiệc Tứ Phủ. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tứ Phủ là gì? Tứ Phủ thờ những ai?

Tứ Phủ là khái niệm trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, nói đến bốn vị Thánh Mẫu là: Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Cửu Trùng  và Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Bên cạnh đó, Tứ Phủ cũng thờ các Chư Phật, Vua Cha, Thánh Mẫu, Quan Lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu… Đây thường là những người có công với đất nước từ nhiều đời đến nay và được xem là những vị thần thánh hộ trì cho non sông.

Tứ Phủ đi liền với Tam Phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam. Hầu hết các vị thần, thánh của Tứ Phủ được thờ tại các đền, phủ, chùa chiền ở miền Bắc Việt Nam.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Cách sắm lễ đi đền chùa đầy đủ, thành kính nhất

Tiệc tứ phủ là gì?
Tiệc tứ phủ là gì?

Tiệc Tứ Phủ là gì?

Tiệc Tứ Phủ là những ngày được dân gian quan niệm rằng linh thiêng nhất để dâng lễ cầu khấn thánh thần, để tạ ơn và cầu xin sự độ trì, che chở từ những đấng trên. Những ngày tiệc tứ phủ thường là ngày sinh, ngày mất hoặc ngày các vị công thần, thánh mẫu đã lập công và hiển linh,… Từ những tích dân gian, ông cha ta từ thế hệ trước đã chọn những ngày này để làm lễ, gửi nguyện ước đến cho thánh thần, mong cầu đất nước bình an, mưa thuận gió hòa, thái bình thịnh vượng. Đồng thời, các đệ tử, con hương từ mọi miền của tổ quốc cũng dâng hương, thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến các vị thánh mẫu, công thần để nguyện cầu sự bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Các ngày tiệc Tứ Phủ trong năm

Các ngày khánh tiệc tứ phủ Công Đồng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 1

  • Ngày 06/01 khánh tiệc Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Ngày 09/01 khánh tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
  • Ngày 09/01 tiệc Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa
  • Ngày 10/01 khánh tiệc Ông Hoàng Bát Nùng, tiệc Quan lớn Đệ Nhất
  • Ngày 12/01 khánh tiệc Đệ Nhất Vương Cô  và tiệc Bà Chúa Kho
  • Ngày 15/01 đại lễ Thượng Nguyên (Rằm tháng) và khánh tiệc Tản Viên Sơn Thánh
  • Ngày 17/01 tiệc cô Tân An
  • Ngày 20/01 ngày nhà Trần ra quân
  • Ngày 19-21/01 khánh tiệc Tứ Vị Vua Bà (tại Đền Cờn Nghệ An)
  • Ngày 25/01 hội đồng đại lễ Trần triều

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Tôn nhang bản mệnh là gì? Ý nghĩa, cách thức thực hiện ra sao?

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 2

  • Ngày 01/02 khánh tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Mẫu Đông Cuông)
  • Ngày 02/02 khánh tiệc Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Ngày 03/02 khánh tiệc Đức Thánh Nhượng Đại Vương ( Tướng Quân Trần Quốc Tảng) – Đền Cửa Ông-Quảng Ninh + Tiệc Chầu Đệ Nhị
  • Ngày 06/02 khánh tiệc Chúa Cà Phê
  • Ngày  12/02 khánh tiệc Mẫu Tuyên Quang
  • Ngày 13/02 tiệc thần Bạch Mã (ngày sinh)
  • Ngày 14/02 khánh tiệc đản nhật Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
  • Ngày 15/02 khánh tiệc Quốc Mẫu Tây Thiên
  • Ngày 15 – 16/02 tiệc Chúa Nguyệt Hồ
  • Ngày 17/02 tiệc Cậu Đệ Nhất
  • Ngày 20/02 tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Lê Mai Đại Vương; Sơn Trang công chúa)
  • Ngày 21/02 (có nơi 24/02) tiệc Mẫu Sòng Sơn
  • Ngày 28/02 (có nơi 22/04) tiệc Quan Hoàng Lục An Biên

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 3

  • Ngày 02/03 tiệc Cô Bé Cửa Suốt
  • Ngày 03/03 tiệc Đức Quốc Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên)
  • Ngày 06/03 tiệc Vương tử Đệ Nhị Trần triều Hưng Hiến Đại Vương
  • Ngày 07/03 tiệc Cậu Bé Đồi Ngang
  • Ngày 14/03 tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
  • Ngày 17/03 tiệc Chầu Tám Bát Nàn

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 4

  • Đại lễ nhập Hạ
  • Ngày 01/04 tiệc An Sinh Vương Trần Liễu
  • Ngày 12/04 (có nơi 01/04) tiệc chúa Thác Bờ
  • Ngày 18/04 tiệc Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
  • Ngày 19/04 tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà
  • Ngày 24/04 tiệc Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
  • Ngày 24-30/4 tiệc Đức Thánh Cả đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 5

  • Ngày 05/05 tiệc Đệ Nhị Vương Cô
  • Ngày 07/05 tiệc Đức Thánh Tứ
  • Ngày 10/05 tiệc Chầu Lục Cung Nương (ngày chầu bà giáng sinh) + Tiệc Chúa Đệ Nhất Tây Thiên + Tiệc Cô Sáu Sơn Trang (Cô Sáu Lục Cung)
  • Ngày 20/05 tiệc Chầu Năm Suối Lân (Cô Năm Suối Lân)
  • Ngày 25/05 tiệc Quan Lớn Tuần Tranh (ngày hóa)

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Trình đồng mở phủ là gì? Cách thức và những lưu ý cần khi trình đồng mở phủ.

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 6

  • Ngày 01/06 tiệc Trần Triều Vương Phụ An Sinh (Vương Phi Truy Phong Thiện Đạo Quốc Mẫu)
  • Ngày 10/06 tiệc Mẫu Đệ Tam (Mẫu Thoải – Đền Mẫu Hàn Sơn)
  • Ngày 12/06 tiệc Mẫu Thác Đền Hàn + Tiệc Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải cung
  • Ngày 24/06 tiệc Quan Lớn Đệ Tam + Tiệc Cô Bé Minh Lương
  • Ngày 26/06 tiệc Quan Hoàng Bơ (Quan Hoàng Ba) + Tiệc Cô Tám Đồi Chè

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 7

  • Ngày 06/07 tiệc Cô Tư
  • Ngày 17/07 (hoặc 07/07) khánh tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • Ngày 14/07 tiệc Ông Hoàng Đôi (đền Bảo Hà)
  • Ngày 21/7 tiệc Chầu Bảy Kim Giao + Tiệc Cô Bảy Kim Giao + Tiệc Cô Cả Núi Dùm

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 8

  • Ngày 03/08 tiệc Đản Nhật Trần Triều Vương Tử Đệ Nhị Hưng Hiến Đại Vương
  • Ngày 06/08 tiệc Mẫu Đền Ghềnh Nguyên Phi Ỷ Lan (Ngọc Hân Công Chúa);
  • Ngày 15/08 tiệc đản nhật Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy Liễu Hạnh Công Chúa
  • Ngày 15/08 tiệc Chầu Bát Đông Nhung Đại Tướng Quân ( tiệc Đản Nhật)
  • Ngày 20/08 tiệc Trần Triều – Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
  • Ngày 22/08 tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình (Đền Đồng Bằng) + Tiệc Quan Lớn Thất Đào Tiên
  • Ngày 24/08 tiệc Quan Lớn Đệ Nhất

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 9

  • Ngày 02/09 tiệc Cô Bé Suối Ngang (Phố Vị Lạng Sơn)
  • Ngày 04/09 tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ
  • Ngày 09/09 (hoặc 01/09) tiệc Cô Chín Đền Sòng
  • Ngày 09/09 tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu + Tiệc ông Chín Thượng + Tiệc Chầu Chín Cửu Tỉnh
  • Ngày 12/09 (có nơi 19/09) tiệc Chầu Bé Bắc Lệ
  • Ngày 13/09 tiệc Cô Đôi Cam Đường
  • Ngày 15/09 tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà (ngày hóa)
  • Ngày 20/09 tiệc Chầu Lục Cung Nương (ngày hóa) + Tiệc Công Đồng Bắc Lệ + Tiệc Chầu Mười Đồng Mỏ

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 10

  • Ngày 10/10 tiệc Ông Hoàng Mười (Nghệ An – Hà Tĩnh)

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 11

  • Ngày 02/11  tiệc Quan Lớn Đệ Nhị
  • Ngày 06/11  tiệc Đản Nhật Vua Cha Nhạc Phủ Tản Viên Sơn Thánh
  • Ngày 10/11/2020 (có nơi 20/9) tiệc Chầu Mười Đồng Mỏ (Chầu Mười Mỏ Ba)
  • Ngày  11/11 tiệc Quan Lớn Đệ Nhị (Đản nhật Quan Lớn Thanh Tra Giám Sát)

Các ngày tiệc Tứ Phủ tháng 12

  • Ngày 01-22/12 Đại Lễ Tất Niên
  • Ngày 25/12 tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Phả độ gia tiên là gì? Nguồn gốc và cách thực hiện nghi lễ ra sao?

Kết luận

Tiệc Tứ Phủ là một trong những sự kiện văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu, kết tinh giá trị tâm linh, thể hiện nét đẹp trong tâm thức của người Việt ngàn đời nay. Đây không phải là những nghi thức mê tín dị đoan, bởi vì thờ Tứ Phủ là một dịp để các thế hệ sau tưởng nhớ đến công ơn của những vị thần, vị thánh đã có công trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. Điều quan trọng nhất khi đứng trước ban thờ Tứ Phủ không nằm ở mâm cao cỗ đầy, lễ lộc sang trọng mà nằm ở tâm sáng, đức thiện mà con hương thành kính dâng lên đấng trên.

Trên đây là bài viết của Decor Hà Nội về tiệc tứ phủ. Hy vọng bài viết đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *