Đối với những người theo chủ nghĩa tâm linh mà vẫn muốn khám phá các cảnh đẹp thì khi di tích đền Và Sơn Tây là địa điểm không thể bỏ qua. Vậy Đền Và Sơn Tây ở đâu, lịch sử hình thành như thế nào, thiết kế theo kiến trúc gì, phương thức di chuyển và kinh nghiệm đi đền Và như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Vị trí địa lý
Đền Và Sơn Tây hay còn được gọi với cái tên Đông Cung nằm cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 2km. Cụ thể là tọa lạc tại đồi Và thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội và được bao quanh bởi một rừng cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm, hàng nghìn năm, có không khí trong lành và tươi mát suốt bốn mùa quanh năm. Đền Và không chỉ là một địa điểm tín ngưỡng tâm linh mà còn được du khách trong và ngoài nước biết đến là một danh lam thắng cảnh đẹp.
Bạn tham khảo thêm ngôi chùa Phúc Lâm được “dát vàng” khiến du khách mê mẩn
Lịch sử hình thành
Theo bia “ Vân Già đông trấn cung ký” được dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế ở đền năm Tự Đức thứ 36 thì đền Và đã có từ thời Việt Nam ta đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường. Ở thời gian đó, không có đủ điều kiện nên chỉ dựng một ngôi đền nho nhỏ, nhưng rất là thiêng liêng và linh ứng.
Ngôi đền được khang trang và rộng lớn như bây giờ thì phải trải qua nhiều lần trùng tu, xây sửa:
Năm 1831 (đời vua Minh Mạng thứ 12): người dân sống quanh vùng đã tu sửa và xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mọi người.
Năm 1829 ( đời vua Minh Mạng thứ 10): nhân dân cũng đã có một cuộc trùng tu lớn ở gian nhà tiền tế.
Năm 1884: là cuộc trùng tu có quy mô lớn nhất.
Năm 1902 ( đời vua Thành Thái thứ 14): là một cuộc đại tạo lại khu nhà tiền tế.
Năm 1932 ( đời vua Bảo Đại thứ 7): đền lại trải qua một cuộc trùng tu nữa.
Sau đó còn nhiều đợt trùng tu nhỏ lẻ nữa để được tổng thể kiến trức khang trang, uy nghiêm, lộng lẫy của đền như ngày hôm nay. Cụ thể là gần đây nhất vào năm 2008 đền Và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây ký phê duyệt dự án tôn tạo đền, tu bổ khu đền chính với kinh phí 18 tỷ đồng.
Kiến trúc
Theo thiết kế phong thủy đền có hình dáng con rùa ( Kim Quy) đang bơi về phía mặt trời moc. Đền có bố cục dàn trải tương đối cân xứng theo trục. Trên trục trung tâm phía trước sân đền có một bình phong tạo những hanh hốc mạnh vẻ đẹp tự nhiên. Mặt ngoài của binh phong thờ ngũ hổ trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau của động này đắp hình “long cuốn thủy” dưới dạng tứ linh với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, các con dân được hạnh phúc và êm ấm. Liền sát của sân đền là nghi môn, liền sát nghi môn là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc, nhà khi, phía sau tả mạc, hữu mạc đều có nơi nghỉ tạm cho du khách. Nhà tiền tế năm gian nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân, hai đầu nhà tiền tế có tháp thiêu hương để hóa vàng mã sau khi cúng tế xong. Khu vực phía sau của đền được thiết kế hình chứ “ công”, cách nhà tiền tế khoảng 1,2m, đầu nhà có bể nước và một gian nhà nhỏ để kiệu.
Bạn có thể tham khảo Chầu Lục Cung Nương là ai? Đền thờ nằm ở đâu
Đền Và thờ cúng ai?
Đền Và Sơn Tây từ xưa đến nay là nơi thờ cúng chính của thần núi Tản Viên Sơn Thánh hay còn được biết đến là Vua Cha Nhạc Phủ – một trong 4 vị vua cha đứng đầu Tứ Phủ Vạn Linh, đồng thời là tứ bất tử của Việt Nam và là “ Thượng đẳng tối linh thần”, “ Đệ nhất phúc thần”, “ Nam thiên thần tổ”. Thánh Tản Viên được nhiều người biết đến là người anh hùng có nhiều khai sáng trong tư duy nông nghiệp, người anh hùng trị thủy, chống giặc giúp dân, dạy dân múa hát để nâng cao đời sống tinh thần… Đến khi mất, Thánh Tản Viên là phúc thần trừ tai họa cho dân, giúp dân cũng đất nước phát triển.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn được mọi người nhớ đến và in sâu trong tâm thức của người Việt. Đặc biệt, là Thánh Tản Viên đã giúp chế ngự miền sông nước của người Việt.
Phương thức di chuyển đến đền Và
Để di chuyển đến đền Và bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus dọc theo quốc lộ 32. Nhưng theo những người bản địa gần đó hoặc những người có kinh nghiệm đến đền Và thường xuyên thì phương tiện di chuyển thuận lợi nhất là xe máy.
Bạn sẽ di chuyển từ trung tâm thành phố và bắt đầu xuất phát ở đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm. Sau đó, di chuyển theo đường Liên Mạc thuộc thôn Liên Mạc đến thị trấn Phùng. Tiếp đến, bạn chỉ cần di chuyển từ thị trấn Phùng theo quốc lộ 32 là sẽ đến thị xã Sơn Tây. Cuối cùng, bạn chỉ cần tìm đường Vân Gia và đi theo đường này là sẽ đến đền Và. Dù di chuyển bằng phương tiện ô tô hay xe máy thì tổng thời gian đi đến đền Và là khoảng hơn một giờ đồng hồ.
Một phương thức khác để có thể di chuyển đến đền Và là đi bằng xe bus. Bạn cần bắt chuyến xe số 32 hoặc 34 sau đó chuyển tuyến bắt xe số 70A, 70B hoặc 92 rồi đi bộ một quãng đường là vào tới đền nhưng khoảng cách khá xa. Những ai có vấn đề về xương khớp nên lưu ý khi di chuyển bằng xe bus.
Kinh nghiệm cần biết khi đến đền Và
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Decor Hà Nội đã tổng hợp được để chuyển đi đến di tích đền Và được thuận lợi, suôn sẻ:
Khu vực xung quanh đền rất hiếm chố cho du khách nghỉ qua đêm vì vậy chỉ nên đi đến di tích đền Và trong ngày, không nên đi qua ngày. Nếu bạn muốn nghỉ qua đêm rất có thể bạn phải đặt phòng nghỉ tại thị xã Sơn Tây, nhưng cách khá xa đền và hơi bất tiện.
Nếu bạn muốn đến tham quan và lễ tại đền Và vào mùa lệ hỗi thì hãy nên đến sớm để có được chỗ đứng dự lễ đẹp nhất, thuận tiện nhất. Bởi vào những ngày này sẽ có rất đông du khách từ miền ngược miền xuôi đến sự. Bên cạnh đó, vì là chỗ đông người bạn nên hạn chế mang những đồ vật có giá trị để tránh mất cắp.
Cũng như các chốn tâm linh khác, khi đến đền Và bạn nên chuẩn bị trang phục lịch sự, kín đáo, không được mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.
Không nên tự ý thắp hương hay dâng lễ mà không có sự chỉ dẫn của đền. Chỉ nên làm những việc trên khi có sự hướng dẫn tuần tự của những người quản lí đền.
Phải biết giữ vệ sinh cảnh quan, không xả rác bừa bãi, không văng tục, đặc biệt là vấn đề đốt vàng mã, nó có thể gây bụi và khi có gió bụi sẽ bay khắp nơi gây ô nhiễm không khí hoặc có thể dẫn đến cháy nổ vào những ngày hanh khô.
Cách sắm lễ đi đền Và Sơn Tây
Cách sắm lễ là một điều vô cùng quan trọng bởi vì mâm lễ sẽ thể hiện sự thành tâm với mong muốn ngài chứng giám phù hộ độ trì cho cuộc sống được êm ấm, gia quyền bình an, mạnh khỏe, công việc làm ăn thuận lợi, hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Một mâm lễ đầy đủ để dâng lên ban thờ Đức Thánh Tản Viên đầy đủ rất đơn giản trong đó sẽ gồm một đĩa hoa quả, bao gồm những loại như cau, cơi trầu, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.
Ngoài ra, trong những ngày lễ hội lớn của đền, các con hương nên dâng Oản Tài Lộc bởi oản được thiết kế tỉ mỉ, đẹp với ý nghĩa tốt lành, may mắn để bày tỏ lòng tôn kính và thành tâm xin lộc từ Thánh. Oản dâng lên Thánh Tản Viên thường là màu xanh và được khuyên nên dùng các loại oản được thiết kế công phu, được đầu tư trang trí hơn là oản truyền thống vì sẽ trông rất đơn điệu.