Đền Tranh – Ngôi đền linh thiêng “cầu gì được nấy”

Đền Tranh là một ngôi đền cổ tại Việt Nam, là nơi thờ vị thủy thần cai quản sông nước tại bến đò Trang giúp ngôi đền và những vùng xung quanh tránh khỏi những đợt thủy triều và vòng xoáy của nước. Vậy đền Tranh có những đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu kỹ lưỡng qua bài viết dưới đây nhé!

Đền Tranh ở đâu?

Đền Tranh hay còn được biết đến với cái tên đền Quan Lớn Tuần Tranh tọa lạc cạnh sông Tranh, xã Đồng Tâm, Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Quan Lớn Tuần Tranh là một vị quan Tuần Phủ cai quản ngã ba sông Tranh – nơi giao nhau của 3 vùng đất Ninh Giang – Vĩnh Bảo – Thái Bình. Ông là một vị quan mẫu mực hết lòng bảo vệ dân, bảo vệ nước, giúp nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no, êm đềm. Vì vậy, đền Tranh được xây dựng lên để tưởng nhớ công lao của Quan Lớn Tuần Tranh. Ngôi đền này nổi tiếng linh thiêng, cầu gì được nấy nên thu hút rất nhiều du khách thập phương đến hành hướng và cúng lễ. Vào năm 2009, ngôi đền được xếp vào hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hãy cùng  Decor Hà Nội tìm hiểu kinh nghiệm và khám phá đền Quan Giám Sát xứ Lạng – Lịch sử và kiến trúc

den-quan-lon-tuan-tranh

Lịch sử hình thành đền Tranh

Theo sử sách ghi lại thì ngôi đền này được thành lập vào thời nhà Trần. Ban đầu đền Tranh chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông. Sau đó, do điều kiện thời tiết và thiên nhiên không ủng hộ thì người dân đã thành lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên ( nay thuộc thị trấn Ninh Giang) vào năm 1935.

Sau đó một thời gian không lâu vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn, kiến trúc được tu sửa theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, đền được di dời đến nơi khác cách đền cũ khoảng 300m. Mặc dù đền Tranh đã trải qua nhiều lần di dời và trùng tu nhưng ngôi đền vẫn giữ được nét đẹp cổ truyền của văn hóa Việt. Dựa vào hệ thống bia lý tại đền, vào năm 1852 ( Tự Đức thứ 5) đền được nhiều người công đức, quyên góp để tôn tạo lại. Dưới đây là những cột mốc quan trọng đánh dấu những lần trùng tu lại ngôi đền Tranh này:

Năm 1946, thực hiện chủ trương “ tiêu thổ kháng chiến” các nếp nhà của đền lần lượt được tháo dỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự.
Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân nơi đây.
Năm 1966, 3 gian hậu cung của đền được di dời về địa điểm mới cách vị trí cũ khoảng chừng 300m để mở rộng doanh trại quân đội.
Năm 1996, đền Tranh xây dựng thêm 7 gian nhà tiền tế.
năm 1999, đền khởi công xây dựng nhà trung từ.
Năm 2004, hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung.
Năm 2006, khởi công xây dựng nhà đông vu và nhà hóa sớ.
Sau 439 ngày trùng tu cụ thể là từ năm 2009 đến năm 2010, đền Tranh là công trình có các hạng mục kiến trúc đồ sộ, mang đậm phong cách thời nhà Nguyễn.

Kiến trúc đền Tranh

Đền Tranh tọa lạc tại một vùng đất rộng rãi, không gian thoáng đãng cùng với đó là kiến trúc cực kỳ độc đáo mang nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn và nhà Lê. Khi đền đền Tranh ta sẽ nhìn thấy ngay cổng tam quan với thiết kế mái vòm được trạm trổ hình rồng và mái ngói được phủ lớp sơn màu đỏ gạch. Ngoài ra, giữa tòa tháp tại cổng tam quan còn được treo một cái chuông đồng mang đậm nét phong cách kiến trúc từ thòi Tây Sơn tạo nên một công trình kiến trúc đồ sộ thu hút người nhìn. Khuôn viên của đền rất rộng, đủ để tiếp đón hàng nghìn du khách đến hành hương, dâng lễ. Hiện nay, kiến trúc đền Quan Lớn Tuần Tranh gồm 3 gian thờ và cung cấm. Nổi bật nhất là gian thờ bên trong – nơi thờ vị Quan Lớn Tuần Tranh ở giữa cùng với Tứ vị Quan Lớn. Nơi đây còn lưu trữ nhiều bảo vật quý hiếm cùng với những cổ vật từ thời xưa mang giá trị vô cùng lớn. Đó là tượng Tứ Trụ bằng đá, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, bát hương, chén sứ và nổi bật nhất là tượng Quan Tuần Tranh được cấu tạo bằng đồng. Hiện tại, đền Tranh có 11 ban thờ tất cả: ban thờ Phật, ban thờ Thánh Mẫu, ban thờ Ngọc hoàng Thượng đế, ban thờ Ngũ vị tôn công, ban thờ Tứ phủ chầu bà ( Thiên phủ, Địa phủ, Thuye phủ, Nhạc phủ), ban thờ Quan Lớn Tuần Tranh, ban thờ Sơn Trang, ban thờ Động chúa sơn lâm, ban thờ Thành hoàng ( Quý Minh và Vũ Đô Mạnh), ban thờ Mẫu địa, ban thờ Đức thánh trần.

Có thể bạn quan tâm và muốn khám phá Đền Tranh – Kinh nghiệm đi ngôi đền linh thiêng “cầu gì được nấy”

Lộ trình di chuyển đến đền Tranh

Đền Tranh cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80km, nên sẽ có rất nhiều cách thức di chuyển cũng như lộ trình để di chuyển đến nơi đây một cách thuận lợi và nhanh nhất.

Di chuyển bằng xe máy

Thời gian dự kiến khi di chuyển là 1h45’ với tổng quãng đường là khoảng 74km. Đầu tiên, từ cầu Chương Dương – rẽ phải vào Long Biên – Xuân Quan/Đt 378 – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5 – QL 38B – ĐT 20A/ĐT 392 – đường Khúc Thừa Dụ/QL 37 – đền Quan Lớn Tuần Tranh.

Di chuyển bằng ô tô

Khi di chuyển bằng ô tô thì thời gian sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 1h30’ với tổng quãng đường là 80km. Bạn nên di chuyển theo lộ trình sau: cầu Chương Dương rẽ phải vào Long Biên – Xuân Quan/ Đt 378 – QL1A – ĐCT Hà Nội – Hải Phòng – hướng về TP. Hải Dương/ QL 38B – QL 37 – đường Thanh Niên – đường Khúc Thừa Dụ/ QL 37 – đền Quan Lớn Tuần Tranh.
Kinh nghiệm khi tham quan tại đền Tranh

Đền Tranh là nơi linh thiêng, trang nghiệm vì thế trước khi đền tham quan và dâng hương ngôi đền này thì cần phải ăn mặc trang phục lịch sự, kín đáo, không được ăn mặc hở hang để thể hiện sự tôn kính và tôn trọng với các Quan Lớn và các bề trên. Và tốt hơn hết là nên mặc những trang phục tối màu, đơn giản, không diêm dúa.

Khi bước vào khuôn viên đền, bạn nên hạn chế phát ra những tiếng động lớn hoặc hạn chế những hành động đùa giỡn, gây ồn ào, đặc biệt tránh văn tục chửi bậy để giữ được sự tôn nghiêm cho ngôi đền.

Nếu du khách muốn trải nghiệm lễ hội tại đền Tranh thì nên đến vào khoảng từ ngày 10 – 20 tháng 2 âm lịch hàng năm. Cụ thể, ngày lễ hội chính đó là ngày 14/2 âm lịch – ngày sinh của Quan Lớn Tuần Tranh. Hoặc bạn có thể đến vào ngày 20 – 26 tháng 5 âm lịch, cụ thể lễ hội chính là ngày 25/5 – ngày hóa của Đức thánh. Những dịp lễ hội tại đền thu hút rất nhiều du khách hàng năm đến dự với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của ban tổ chức lễ. Lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn du khách tham gia và còn có những tiết mục văn nghệ hát chầu văn.

Bạn cí thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi chùa Kim Liên – Lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa cổ kính

Dâng lễ đền Tranh như nào cho đúng?

Thông thường, mọi người đền đền Tranh để cầu các Ngài ban cho phước lành, bình an, hạnh phúc, cầu công việc luôn hanh thông, thuận lợi, gia đình hạnh phúc, êm ấm. Cũng giống như các nơi tâm linh khác, khi chuẩn bị mâm lễ để dâng lên các Ngài thì không cần phải quá to đâu nhưng phải thật thành tâm bởi vì các Ngài chứng tâm chứ không chứng vật. Các lễ vật thông thường như xôi, gà, bánh trái, trái cây tươi, hoa tươi,… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị những chiếc oản được trang trí cầu kỳ, sang trọng, tinh tế để làm lễ vật dâng lên các Ngài. Bạn nên chọn các loại oản có màu xanh lam bởi vì các Quan thường mặc trang phục màu xanh lam mỗi khi về ngự đồng. Một lời khuyên cho bạn đó là nên chuẩn bị trước mâm lễ từ ở nhà bởi vì khi đến đền mới chuẩn bị thì có thể giá thành sẽ nhỉnh hơn một chút hoặc có thể bị chặt chém giá, độn giá lên gấp mấy lần.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *