Đền thờ Cô Bé Cửa Suốt – Chốn Thiêng cầu tự bình an

“Trông ra Cửa Suốt tờ mờ

Chiếc thoi Cô Bé lững lờ ngoài khơi”

Hai câu thơ trên nhắc đến một nhân vật trong tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt ta đó chính là Cô Bé Cửa Suốt. Đây là vị thánh cô nổi tiếng linh thiêng khắp vùng biển Quảng Ninh đến độ mọi người trước khi căng thuyền ra biển đều thỉnh cầu tới Cô để cô độ trì cho chuyến đi gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tránh bão to sóng lớn. Vậy Cô Bé Cửa Suốt là ai? Đền thờ Cô Bé Cửa Suốt nằm ở đâu? Kinh nghiệm đi lễ và sắm lễ tại đền thờ Cô Bé Cửa Suốt như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội khám phá và trả lời tất cả những câu hỏi trên đây qua bài viết này bạn nhé!

Đền thờ Cô Bé Cửa Suốt - Chốn Thiêng cầu tự bình an

Bạn có thể cùng Decor Hà Nội Khám phá đền Mẫu Hưng Yên – Nơi linh thiêng tại mảnh đất Phố Hiến xưa

Cô Bé Cửa Suốt là ai?

Cô Bé Cửa Suốt là cô bé thuộc Công Đồng Nhà Trần, không nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô như Cô Bé Thượng Ngàn hay Cô Bé Bản Đền Bản Cảnh. Tên gọi Cô Bé xuất phát từ thứ bậc của cô trong hội đồng triều đình nhà Trần vì cô thuộc hàng Vương Tôn (hàng cháu) nên được gọi với danh xưng như vậy.

Đồng thời Cô cũng gắn với truyền thuyết lịch sử rằng quyền cô thống lĩnh ba quân trấn giữ ngoài Cửa Suốt. Theo truyền thuyết này thì Cô Bé Cửa Suốt là cháu gái của Hưng Đạo Vương.

Tuy nhiên, cũng có sử ghi lại rằng cô là con gái của Đức Ông Phạm Ngũ Lão và đệ nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa nên cô được ghi lại với những danh hiệu là Tĩnh Huệ Công Chúa hoặc Phạm Điện Súy Công Nữ Tử. Sau này cô lấy vua Trần Anh Tông nên còn có danh hiệu là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi. Nhưng theo ngư dân trong vùng đền Cô Bé Cửa Suốt thì đền thờ được xây để tôn thờ vị Tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng.

Cô Bé Cửa Suốt cũng được hầu tại đền thờ cô.  Khi về đồng, cô cũng mặc trang phục màu trắng, thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh.

Ngày mở lễ thờ cô là ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Giới thiệu vị trí địa lý đền thờ Cô Bé Cửa Suốt

Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong Đền Cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam, nhưng cô cũng có một ngôi đền nhỏ riêng nằm ở gần Đền Cửa Ông và được gọi là Đền Cô Bé Cửa Suốt hay là Đền Cặp Tiên.

Đền Cô Bé Cửa Suốt nằm ở thôn Cặp Tiên, xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Đền Cô Bé Cửa Suốt được đặt ở một vị trí đặc địa, sơn thủy hữu tình với phía sau tựa núi, phía trước nhìn hướng biển, làm nên một không gian yên tĩnh, trong lành, hội tụ linh khí thiêng liêng của đất trời.

Chính vì vẻ đẹp sơn thủy hữu tình này, mà mảnh đất đặt đền Cô Bé Cửa Suốt này cũng gắn liền với một truyền thuyết về hai vị tiên ông thường xuyên giáng trần xuống nơi đây để ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo hai ông tiên là hai nàng tiên cô xinh đẹp, thường xuống dưới giếng ở bên chân núi đê rlaays nước về đun pha trà cho các tiên ông thưởng cảnh. Chính vì vậy Đền Cô Bé Cửa Suốt được đặt cạnh bên Đền Cửa Ông và trở thành một cụm di sản tâm linh đặc sắc của vùng đất biển Quảng Ninh.

Lịch sử hình thành đền thờ Cô Bé Cửa Suốt

Đền Cô Bé Cửa Suốt hay đền Cặp Tiên là nơi thờ tự Cô Bé Cửa Suốt được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Ban đầu đền chỉ là một miếu nhỏ nằm ở chân đồi và hướng ra biển. Đây được coi là vị trí đắc địa, sơn thủy hữu tình, thuận núi nhìn biển. Hiện nay đền đã được mở rộng và xây dựng khang trang hơn trước tạo điều kiện cho khách hành hương đến cúng lễ và thăm quan cảnh đền.

Hàng năm, du khách từ thập phương, đặc biệt là những ngư dân miền biển thường đổ về đền Cô Bé Cửa Suốt để dâng lễ và thành tâm cúng lạy cô. Mọi người có đức tin rằng Cô Bé Cửa Suốt là người có thể phù trợ cho sự bình an nơi đầu sóng ngọn gió của biển khơi, làm cho mưa thuận gió hòa để công việc ra khơi đánh cá được thuận buồm xuôi gió.

Kiến trúc đền thờ Cô Bé Cửa Suốt

Đền gồm 3 công trình chính là đền chính, động sơn trang và giếng tiên.

Đền chính: được xây dựng theo kết cấu chữ Đinh. Tất cả cột, cửa đều được làm bằng gỗ táu, với những chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự tâm huyết, trọn tâm vẹn đạo của những người con quê hương muốn dâng lên công ơn của Cô Bé Cửa Suốt. Cấu trúc vì kèo theo kiểu chồng rường con nhị, các cột có treo câu đối, sân đền được xây dựng phương đình, mái lợp ngói mũi hài, ha ghép ngói lá đề, trong phương đình đặt bát hương công đồng lớn bằng đồng uy nghi và bề thế.

Đền được chia thành 3 gian thờ. Gian đại bái thứ nhất đặt ban thờ Cô Bé Cửa Suốt hiệu Tiên Cô Cửa Suốt được đặt ở chính cung . Bên phải là Hội Đồng Thánh Cậu và Cậu bé cửa Suốt, bên trái là hội đồng Thánh Cô. Gian thứ hai, chính cung đặt ban thờ Đông Hải Đại Vương, bên phải thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Quan Hoàng, bên phải thờ Tứ Phủ Chầu Bà. Gian thứ 3 là cung cấp thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Động sơn trang với bên ngoài bằng phẳng là nơi chiêm bái, cúng lễ. Bên trong được đắp thành các núi đá, đặt tượng thờ mẫu thượng ngàn cùng tượng nhị vị vương cô và 12 cô Sơn Trang bên pha tượng cậu bé.
Giếng tiên: là giếng nước nằm dưới chân núi, chứa đựng dòng nước thượng nguồn trong lòng và mát lạnh. Giếng nước gắn liền với sự tích về hai tiên ông hạ thế để thưởng ngoạn cảnh đẹp núi sông và chơi cờ như đã kể ở phần 2.  Người dân cũng truyền tai nhau rằng nước giếng tiên linh thiêng, hội tụ linh khí của đại ngàn nên khi uống sẽ cảm thấy khoan thai, thư thái, giúp con người được khỏe mạnh, sáng suốt và mang lại lộc làm ăn.

Phương thức di chuyển thuận tiện nhất đến đền thờ Cô Bé Cửa Suốt

Về cách thức di chuyển thuận tiện nhất đến đền thờ Cô Bé Cửa Suốt, chúng ta có thể cân nhắc việc lựa chọn dựa vào phương tiện di chuyển như sau:

Di chuyển bằng xe khách:

Có nhiều tuyến xe chạy hàng ngày đi tới Vân Đồn, Quảng Ninh. Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đến các bến xe nội thành như Mỹ Đình, Gia Lâm hay Giáp Bát để bắt xe về bến xe Bãi Cháy. Sau đó bạn bắt tiếp xe đi Liên Vị Cái Rồng.  Hoặc từ Hà Nội bạn cũng có thể bắt các chuyến xe đi thẳng Móng Cái đến Vân Đồn thì xuống xe di chuyển vào đền. Giá vé dao động 100,000đ.

Di chuyển bằng ô tô :

Tuyến đường nhanh nhất là đi qua cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – mất 2h52p – 209km – có trạm thu phí: theo đó tại Hà Nội bạn đi về phía QL1A – đi vào ĐCT Hà Nội Hải Phòng (trạm thu phí) – đi theo lối ra về hướng Cầu Bạch Đằng – vào cao tốc Hạ Long Hải Phòng – đi thẳng qua nút giao Cẩm Phả – QL18 – tại shop mẹ và bé Hương Chép vào Cửa Suốt – qua cầu Vân Đồn – Đền Cặp Tiên – Cô bé Cửa Suốt.

Di chuyển bằng xe máy (tránh trạm thu phí):

Bạn có thể chọn tuyến đường nhanh nhất đi qua ĐCT Hà Nội Bắc Giang – mất 4h33p – 201km. Bạn nên cân nhắc phương tiện này vì khoảng cách cũng khá dài và cung đường ngoằn ngoèo nên cần hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn nhất.
Kinh nghiệm sắm lễ đi đền thờ Cô Bé Cửa Suốt để linh thiêng nhất

Thông thường với việc sắm lễ đi đền thờ Cô Bé Cửa Suốt, bạn có thể sắp một mâm lễ dâng cũng cô. Lễ có thể là lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm của du khách. Thông thường một mâm lễ đầy đủ bao gồm: hương hoa, nến, xôi thịt, quả cau, cơi trầu, vàng mã và cánh sớ, oản,..

Khi đến đền thờ Cô Bé Cửa Suốt bạn nên chọn hoa màu trắng để dâng lên ban của cô.

Ngoài ra cũng không cần quá cầu kỳ về nghi lễ. Bởi điều quan trọng nhất khi đi chiêm bài đền chùa đó chính là tấm lòng thành tâm, trân trọng và biết ơn đến tổ tiên, cội nguồn, những người đã góp phần bảo vệ và làm nên sự hưng thịnh của dân tộc ta.

Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và khám phá đền Quan Giám Sát xứ Lạng – Lịch sử và kiến trúc thu hút khách du lịch

Văn khấn đền Cô Bé Cửa Suốt

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy đức Trần triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công, Tiết chế Lịch triều, Tấn tặng, Khai quốc Anh chinh, Hồng đồ Bá trị. Hiệu lính trác vỹ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn Thần, Ngọc Bệ hạ.

Con lạy

Nguyên từ quốc mẫu, Thiên thành Thái trưởng công,

Tú vị Thánh tử Đại Vương, nhị vị Vương Cô Hoàng Thánh

Đức ông Phạm điện súy tôn thần

Con xin cung thỉnh cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông. tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Chắp tay lễ bái phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là:….

Ngụ tại:….

Cùng toàn thể gia quyến luôn được khỏe mạnh, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, được tại qua nạn khỏi, điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Bản văn Cô Bé Cửa Suốt

Lòng thành dâng tiến tuần nhang

Thỉnh cô Cửa Suốt giáng đàn hôm nay

Ngoài khơi biển rộng sóng lay

Tiên cô Cửa Suốt về đây ngự đồng

Nhớ xưa tích cũ nhà Trần

Định sinh cô bé muôn phần tốt tươi

Đôi mắt phượng sáng ngời ánh nước

Tuổi thanh xuân vừa được đôi mươi

Biển Đông sóng vỗ lưng trời

Cù lao ai dựng ngoài khơi chập chùng

Đất thánh tích anh hùng ở đó

Sóng biển reo hoa cỏ tốt tươi

Mênh mông sóng nước mây trời

Lưới chăng buồm thắm ngoài khơi bập bềnh

Non sông đúc thiên linh xuất thế

Cửa nhà Trần cô bé đầu thai

Bẩm sinh đáng mặt anh tài

Thông minh trí tuệ văn bìa kiếm cung

Tài thao lược khắp vùng lừng lẫy

Bậc văn thơ đã dậy khắp miền

Buồm dương sóng lặng bể yên

Giặc Nguyên kéo đến phá thuyền hại dân

Xếp nghiên bút theo quân chính nghĩa

Lệnh tiên phong quyết phá quân thù

Ngày thời lách sóng ngao du

Hạ Long các động nhấp nhô đất trời

Cẩm Phả Bãi Cháy Hòn Gai

Cửa Then Cửa Suốt ra ngoài Cửa Đông

Giữ trọn vẹn non sông trời biển

Đưa nghĩa quân cập bến diệt thù

Đương cơn binh lửa mịt mù

Sổ sinh mãn hạn sang thu về trời

Sóng biển gợi nhớ người tiên nữ

Nước biển xanh thắm chữ lưu ly

Tấm thân vàng ngọc quản gì

Ơn cô Cửa Suốt khắc ghi muôn đời.​

Trên đây Decor Hà Nội đã cùng bạn khám phá và tìm hiểu về vẻ đẹp tâm linh và kiến trúc của đền Cô Bé Cửa Suốt. Hy vọng bài viết đem đến bạn những thông tin hữu ích!

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *