Khám phá đền Quan Giám Sát xứ Lạng – Lịch sử và kiến trúc

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng là một di tích vừa có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật vừa là một địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của du khách thập phương và nhân dân trong vùng. Vậy đền Quan Giám Sát xứ Lạng ở đâu? Thờ ai? Lịch sử hình thành và kiến trúc độc đáo như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng ở đâu? Thờ ai?

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng tọa lạc tại một tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc Bộ – một nơi có địa hình đồi núi chiếm đa số diện tích và có khí hậu, thời tiết khá khắc nghiệt. Cụ thể đền có địa chỉ chính xác tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Vào năm 2002, theo quyết định số 41 ngày 02  tháng 10 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn thì ngôi đền này đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Hiện tại, ngôi đền này đang thờ vị Quan Giám Sát tại chính cung của ngôi đền và nhiều vị quan khác. Quan Giám Sát là một vị tôn quan đứng bậc thứ hai sau Quan Lớn Đệ Nhất trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ, là con trai thứ hai của vua Bát Hải Động Đình. Ngài còn được gọi với cái tên Quan Lớn Đệ Nhị Thương Ngàn, Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát hay Quan Thanh Tra Giám Sát. Ngài là người văn võ song toàn, thông minh chính trực, được mọi người khắp nơi ngưỡng mộ. Ngài vốn xuất thân là Đức Thánh Thượng – con của Chí Tôn Thiên Đế, được hạ giáng xuống thoải cung thành Thần Rắn. Tuy nhiên, vào thời gian này ông thấy nhân dân lâm vào cảnh nghèo đói, khổ cực nên người đã hạ phàm và đầu thai vào Hoàng Cung để ban phúc cho nhân dân và giúp dân thoát khỏi cảnh cơ cực, và cầu cho mưa thuận gió hòa, người dân làm ăn thuận lợi, nhưng vào triều nào thì không có tài liệu nào ghi chép chính xác thông tin này. Thế nhưng, ở một sự tích khác lại cho rằng, ngài được hạ sinh ở Nam Định vào ngày 11 tháng 11 năm Ất Dậu và có tên tự là Nguyễn Chiêu Minh.

den-quan-giam-sat-su-lang

Bạn có thể xem qua bài viết này: Khám phá đền Mẫu Hưng Yên – Nơi linh thiêng tại mảnh đất Phố Hiến xưa và hãy ghé qua thăm quan lễ

Lịch sử đền Quan Giám Sát xứ Lạng

Theo nguồn tin ghi chép chính xác thì đền Quan Giám Sát xứ Lạng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỳ XIX trên vị trí nền đất cao của thông Việt Thắng. Ban đầu đền được khởi công xây dựng với quy mô rất nhỏ và đơn sơ, tất cả các hạng mục trong đền hầu hết được xây dựng bằng tranh nứa lá, số cung thờ và tượng thờ còn ít ỏi. Mãi về sau, khi được nhiều Phật tử cùng người dân quanh vùng kêu gọi quyên góp để trùng tu lại. Và sau nhiều đợt trùng tu, tôn tạo lớn, nhỏ thì ngôi đền mới được khang trang như ngày hôm nay.

Theo lịch sử ghi chép thì đền Quan Giám Sát xứ Lạng thuộc quyền quản lý cha truyền con nối của dòng họ Hoàng – con cháu của thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Và nơi đây cũng là nơi thờ của Hoàng Đình Kinh. Hiện nay, ban quản lý đền đang cho xây dựng nhà Thờ Tổ ngay bên phải của đền, và nhà Thờ Tổ là nơi để thờ tổ của họ Hoàng và thờ Hoàng Đình Kinh.

Kiến trúc đền Quan Giám Sát

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng được xây dựng với kiến trúc đền điện truyền thống với hệ thống cửa, cột, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói mũi hài bên trên đắp hình lưỡng long chầu nhật. Sân đền được lát toàn bộ bằng đá xanh đã tô thêm vẻ uy nghi bề thế của ngôi đền linh thiêng này. Tọa lạc tại góc sân của đền là cung thờ Cậu Bé Cây Mít nho nhỏ. Sở dĩ cậu được gọi với cái tên Cậu Bé Cây Mít là bởi vì cung cậu nằm kế bên cây mít cổ thụ lâu đời, sai chĩu chít quả. Bên trong cung thờ có ban thờ đặt bát hương, bên dưới ban là sập lễ cho con hương đến dâng bái cậu. Ở giữa sân của đền được đặt một cái lư hương bằng đá.

Đền được xây dựng gồm có ba gian thờ chính: Tiền Bái, Trung Bái và Đại Bái thiết kế theo kiến trúc chữ Tam. Gian Tiền Bái gồm có Ban Công Đồng nằm chính giữa gian, cung Chầu Đệ Nhị nằm bên phải, cung Sơn Trang nằm bên trái. Gian Trung Bái gồm có chính giữa là ban thờ Vua Cha Ngọc Hoàng cùng quan Nam Tào, Bắc Đẩu; bên phải là ban thờ Đức Trần Triều, bên trái là cung Thành Hoàng- cung này ban đầu là thờ thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Gian Đại Bái gồm có chính giữa là ban thờ Quan Lớn Giám Sát, bên phải thờ Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười; bên trái thờ Quan Hoàng Đôi, Quan Hoàng Bơ. Tại gian này, tượng Quan Lớn Đệ Nhị được đặt trong khám thờ bọc kính uy nghiêm, tráng lệ cùng theo đó được trang trí họa tiết chạm khắc hình rồng bay vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Tổng kết lại, theo cách sắp xếp thờ các ngài như trên thì có thể coi Tứ Phủ Quan Hoàng là hầu cận của Đức Quan Giám Sát.

Sắm lễ đền Quan Giám Sát

Thông thường, mỗi đền đều có một dịp để tổ chức lễ hội để kỉ niệm một điều gì đó thế nhưng đền Quan Giám Sát xứ Lạng thì ngược lại. Đền không có tổ chức lễ hội mà thay vào đó đến tổ chức cúng lễ vào các ngày lế tiết lớn trong năm như ngày tế, ngày tất niên, hoặc ngày 11/11 âm lịch – ngày của Quan Đệ Nhị Giám Sát. Thông thường, nhân dân thường đến đây cúng lễ để cầu mong làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc, sự nghiệp thăng tiến. Vì vậy, việc sắm lễ là điều vô cùng quan trọng, nên chuẩn bị thật kỹ, thật thành tâm thì các ngài mới chứng. Để lễ ngài ngoài việc chuẩn bị tiền thật đặt lên ban thờ thì cần phải chuẩn bị một đĩa hoa quả nhiều loại khác nhau, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ.

Văn khấn đền Quan Giám Sát

  • Nam mô a di đà phật! (3 lần)
  • Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
  • Kính lạy
  • Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
  • Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
  • Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
  • Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
  • Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn.
  • Con xin cung thỉnh Đệ Nhị Tôn Quan, mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
  • Hôm nay là ….
  • Tín chủ con là ………..
  • Ngụ tại:……………………………
  • Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
  • Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
  • Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Một địa điểm tâm linh mà bạn không thể bỏ qua: Khám phá đền Ghềnh – Địa điểm tâm linh ở Hà Nội thu hút du khách thập phương

Phương thức di chuyển đến đền Quan Giám Sát

Đền Quan Giám Sát xứ Lạng cách thành phố Hà Nội một quãng đường cũng khá xa, khoảng 110km. Thế nhưng việc di chuyển cũng khá thuận lợi bởi vì đường sá bây giờ được cải tạo rất bằng phẳng và đẹp đẽ.

Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân ô tô hoặc xe máy thì thời gian di chuyển dự kiến khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Lộ trình di chuyển như sau: ĐCT Hà Nội/ Bắc Giang – nối vào cao tốc Bắc Giang/ Lạng Sơn – đi theo lối ra về hướng ĐT 242/ Đt 245 – rẽ vào QL1A – rẽ phải tại quán nước Bà béo để vào đền.

Khi di chuyển bằng xe khách thời gian di chuyển cũng giống như phương tiện cá nhân khoảng hơn 2 tiếng một chút. Bạn có thể bắt xe khách đi thành phố Lạng Sơn đi đường cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn hoặc đường Quốc Lộ 1A tại các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm. Yêu cầu nhà xe trả khách tại nơi gần đền quan Giám Sát nhất rồi đi bộ một đoạn là đền đền.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *