Nếu bạn muốn đặt chân tới một chốn linh thiêng – nơi vừa có bầu không khí yên bình, trong lành mà lại vừa trang nghiêm. Hãy đến với Đền Mẫu Hưng Yên – nơi hội tụ tất cả những điều đó. Vậy đền Mẫu Hưng Yên ở đâu, lịch sử hình thành ra sao, kiến trúc độc đáo như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đền Mẫu Hưng Yên ở đâu?

Đền Mẫu Hưng Yên còn được biết đến với cái tên khác là Hoa Dương Linh Tử, tọa lạc tại một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước nhìn thẳng ra là hồ Bán Nguyệt, nhìn ra xa hơn một chút nữa là con đê sông Hồng. Cụ thể, ngôi đền được đặt tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Đền Mẫu Hưng Yên là nơi thờ cúng linh thiêng thu hút nhiều du khách và đệ tử hành hương đến lễ, dâng hương. Ngôi đền này nằm trong Quần thể di tích Phố Hiến và đây được coi là ngôi đền nổi bật nhất trong số đó. Vào năm 1990, đền Mẫu đã được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm: Chầu Năm Suối Lân là ai? Sự tích về Chầu Năm Suối Lân?

den-mau-hung-yen

Đền Mẫu Hưng Yên thờ ai?

Đền Mẫu Hưng Yên là ngôi đền thờ Dương Quý Phi, theo sử sách và Ngọc Phả truyền lại thì bà vợ của vua Tống Đế Bính – vị hoàng hậu cuối cùng của triều Tống Trung Quốc. Bà là người đã tuẫn tiết để giữ lòng thủy chung với vua và lòng trung thành với đất nước. Theo lịch sử ghi lại, vào năm 1279, quân Nguyên xâm lược nước Tống, vua và hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Namm theo đường thủy để tháo chạy tránh nạn. Thế nhưng không may trên đường di chuyển, họ bị tướng nhà Nguyên là Trương Hoằng Phạm bắt được. Vua Tống cùng một số phi tần không chịu khuất phục nên đã nhảy xuống biển tự vẫn trong đó có Dương Quý Phi. Những người dân quanh đó, chỉ vớt được 3 xác, còn xác của Dương Quý Phi theo chiều của dòng nước mà trôi đi sau đó dạt vào cửa sông vùng Phố Hiến. Xác của bà sau đó đã được người dân tìm thấy và nhân dân đã tỏ lòng thành kính, chôn cất bà một cách trang trọng, xây dựng đền thờ để tưởng nhớ vị hoàng hậu tận tụy.

Lịch sử đền Mẫu Hưng Yên

Theo “ Đại Nam nhất thống chí”, đền Mẫu được khởi công xây dựng vào năm 1279 – thời vua Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên. Để có được diện mạo trang nghiêm, sang trọng như ngày hôm nay, đền Mẫu đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Cho đến lần trùng tu vào năm 1896 – năm Thành Thái thứ 8, đền được trùng tu với quy mô lớn nhất và có kiến trúc như ngày hôm nay. Thế nhưng, cho đến nay đền vẫn giữ được nét truyền thống, cổ kính của các kiến trúc xưa.

Kiến trúc đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu được xây dựng trên một thế đất gọi là “ Ngọa Long”, tạo nên một không gian rộng lớn mang đậm tính “ Sơn Diễu Thủy”. Cổng nghi môn của đền được xây dựng theo lối kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái, cửa dược xây vòm cuốn bao gồm hai cửa phụ và một cửa chính. Ở trên vòm cuốn có bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam ghi dòng chữ “ Dương Thiên Hậu – Tống Triều” và bức Hán tự “ Thiên Hạ mẫu nghi”.

Sau cổng nghi môn là khuôn viên của đền. Trong khuôn viên đền cụ thể là ở phần sân của đền có một cây cổ thụ đã tồn tại lên đến hơn 700 năm, cùng với ba cây sanh, đa và si đã tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi đền. Khuôn viên đền được xây dựng gồm tòa đại bái, tòa tiền đường và hậu cung. Tòa đại bái được thiết kế ba gian theo kiến trúc tám mái lớp ngói vảy rồng. Các đầu đao mái uốn cong mang hình dáng của rồng chầu. Tòa tiền đường có kiến trúc chồng rường đấu sen, được trang trí hoành phi, câu đối, đồ tế tự, tán lọng, cờ, y môn, giá cắm đồ binh khí và kiệu bát cống. Còn hậu cung được thiết kế 5 gian theo kiến trúc chồng rường con nhị, gồm 12 cột cái và 6 cột quân. Các bức cốn được chạm khắc tinh xảo với họa tiết hoa lá mềm mại, còn cửa được chạm trổ lộng mai cúc.

Cách thức di chuyển đến đền Mẫu Hưng Yên

Đễn Mẫu Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội khoảng tầm từ 60 đến 64km. Đây là một khoảng cách không quá xa cũng không quá gần nên bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau miễn bạn thấy thoải mái nhất là được bởi các cung đường cũng khá dễ đi. Với khoảng cách này, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe khách để tham quan đền trong vòng một ngày hoặc có thể ở lại lâu hơn để thưởng thức hết vẻ đẹp của ngôi đền và thưởng thức ẩm thực nơi đây nhé.

Có thể bạn quan tâm địa điểm khác tại Hưng Yên: Bà Chúa Vực là ai? Khám phá sự tích đền Bà Chúa Vực Hưng Yên

Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên

Nếu bạn muốn trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống độc đáo của vùng đất Phố Hiến xưa thì hãy nên tham gia lễ hội của đền Mẫu Hưng Yên một lần nhé, sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Theo truyền thống hàng năm từ xa xưa đến giờ, lễ hội đền Mẫu được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn và rất chu đáo, cẩn thận, linh đình mang đến sự linh thiêng. Trong các ngày hội, sân đền còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như  thi đấu cờ, quân cờ là nam thanh nữ tú,  thi đấu tổ tôm điếm, chọi gà thu hút sự quan tâm đông đảo mọi người tham gia; buổi tối tổ chức hát chầu văn. Sau đây Decor Hà Nội sẽ liệt kê lịch trình của hội từng ngày để các bạn có thể năm bắt rõ hơn nhé:

  • Ngày 6/3 âm lịch: làm lễ trồng kiệu
  • Ngày 10/3 âm lịch: tổ chức rước kiệu quan thái giám họ Du từ Đình Hiến lên đền Mẫu
  • Ngày 11/3 âm lịch: lễ thỉnh kinh sau đó tổ chức rước nước
  • Ngày 12/3 âm lịch: lễ rước liềm ( rước kiệu vòng quanh các phồ rồi quay về đền), đi đầu là cờ, trống chiêng, long đinh, bát bửu, lộ bộ, có đội múa lân, múa rồng
  • Ngày 13/3 âm lịch: rước kiệu đi vòng quanh các phố, đến Đình Hiến lại về đền Mẫu, trong đó có cả rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước cùng với đó là tiết mục múa “ Con đi đánh bồng”
  • Ngày 15/3 âm lịch: rước kiệu thành trở về Đình Hiến và làm lễ dỡ kiệu kết thúc.

Cách sắm lễ và một số lưu ý khi đi đền Mẫu Hưng Yên

Du khách thập phương đến với đền Mẫu thường là để chiêm bái, cầu phúc, cầu may, cầu tài lộc và cả cầu duyên nữa. Đặc biệt, những người làm ăn kinh doanh khi đến đây lễ và dâng hương cầu tài lộc thì sẽ rất linh đó.
Cũng giống các ngôi đền khác, những nơi tâm linh khác, lễ vật khi đến đền Mẫu không cần quá đắt tiền, không cần quá to mà phải cần sự thành tâm. Tốt nhất là nên chuẩn bị từ trước ở nhà những lễ vật chay như oản, hoa tươi, trái cây tươi, hương nhang, nến, rượu,… để tiết kiệm chi phí. Bạn có thể mua lễ tại cổng chùa hoặc những nơi gần đó tuy nhiên giá cả có thể nhỉnh hơn một chút, hoặc vào những dịp lễ lớn có thể bị chặt chém giá.

Đền Mẫu là chốn trang nghiêm do đó bạn nên lưu ý một số điều sau để không làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của đền:

  • Những món đồ lễ phải là đồ tươi mới và chưa được qua thờ cúng.
  • Không được ăn mặc hở hang, trái với thuần phong mỹ tục, nên mặc kín đáo và tốt hơn hết là nên mặc đồ tối màu.
  • Khi vào trong khuôn viên đền phải biết đi nhẹ nói khẽ cười duyên, tránh cười to và đặc biệt là cấm hút thuốc làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
  • Không được văng tục chửi bậy gây ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của đền, nếu bạn cố tình thì sẽ bị các ngài quở và trừng phạt.
  • Không được tự ý chạm vào những đồ gì ở trong đền đặc biệt là những bức tượng trong đó và những đồ thờ cúng trên các ban thờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *