Bạn có dự định đi lễ đền Chầu Lục Cung Nương nhưng lại chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm dâng lễ lên Ngài. Vậy đền Chầu Lục Cung Nương thờ ai, vị trí địa lý, lịch sử hình thành, phương thức di chuyển và cần sắm những gì khi đi lễ? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đền Chầu Lục Cung Nương thờ ai?
Chầu Lục Cung Nương được tương truyền là một vị Thánh Chầu rất mực anh linh trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu và được nổi danh khắp nơi. Vốn là người Nùng, giáng sinh nhà họ Trần ở Lạng Sơn.
Bên cạnh danh xưng Chầu Lục Cung Nương, bà còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Chúa Lục, Chúa Bà Lục Cung, Đệ Lục Thánh Chầu, Lục Cung Tiên Chúa hay Mế Lục Cung Nương…với quyền hành cai quản lục cung – sáu viện (Lục cung chỉ các tiên nữ trên thượng giới. Trong triều đình phong kiến xưa, người ta gọi các phi tần là lục cung).
Bạn có thể Khám phá chùa Đậu Thường Tín – một địa điểm tâm linh với bề dày lịch sử gần 2000 năm
Vị trí địa lý
Đền Chầu Lục Cung Nương được tọa lạc tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây cách Hà Nội khoảng hơn 100km, tương đương với 2 tiếng di chuyển. Hàng năm, cứ vào ngày 10/5 âm lịch và 20/9 âm lịch là hai ngày Chầu hoá về thiên và cũng là hai ngày lễ hội tại Đền.
Đền Chầu Lục Cung Nương là nơi Chầu Lục hạ phàm và hiển thánh. Đây cũng là nơi thờ chính của Chầu Lục và Cô Sáu Lục Cung. Đền Quan Giám Sát Đệ nhị được tọa lạc cách nơi đây khoảng hơn 500m đã tạo nên một cụm di tích tâm linh. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, Đền Chầu Lục đã trở nên khang trang và trở thành một địa điểm đẹp để mọi người viếng thăm.
Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết kể rằng, Chầu Lục Cung Nương là con gái của Ngọc Hoàng Đại Đế, một tiên nữ chốn thiên cung bạt ngàn. Trong lần vua cha mở tiệc quần tiên, nàng bất cẩn đã làm vỡ chén ngọc lưu ly mà Ngọc Hoàng rất yêu mến. Chính vì vậy, nàng đã bị đày xuống hạ giới và đầu thai làm phàm trong vòng 19 năm.
Chầu Lục giáng sinh vào một vị tù trưởng họ Trần thuộc dân tộc Nùng tại miền đất xứ Lạng. Nàng vừa xinh đẹp vừa học rộng hiểu nhiều nên đã góp công rất lớn, giúp người dân hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và dệt vải. Người dân từ đó có cuộc sống ấm no, ổn định hơn.
Đến năm 19 tuổi, khi đã hết hạn đi đày, nàng trở về làm một vị tiên nữ. Tuy nhiên, nàng vẫn còn nhớ nhung cha mẹ và vấn vương với hạ giới nên đã nhiều lần hiển linh. Trong những lần đó, Chầu Lục tiếp tục giúp dân trồng trọt, cấy lúa, dệt vải, ban phát tài lộc cho người dân lương thiện và trừng trị bọn cường hào, ác bá.
Ngọc Hoàng vì cảm động trước tấm lòng của Chầu Lục nên đã giao cho nàng cai quản toàn bộ vùng núi xứ Lạng. Và để tưởng nhớ công lao của bà, người dân xứ Lạng đã lập đền thờ tại chính vùng đất mà bà đã được sinh ra.
Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.
Phương thức di chuyển
Từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn tới đền bằng phương tiện cá nhân – ô tô với thời gian dự kiến là 2 tiếng. Cung đường di chuyển thông qua tuyến Quốc Lộ 1A qua địa phận Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngoài ra, du khách cũng có thể di chuyển bằng đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long và nhập làn vào Quốc Lộ 1A tại nút giao thành phố Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, quý khách có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện xe công cộng như xe khách với thời gian dự kiến là 2 tiếng 30 phút. Tại Hà Nội, quý khách mua vé tại các bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát. Đến Lạng Sơn, xe sẽ trả khách tại bến xe Hữu Lũng. Khoảng cách từ bến Hữu Lũng đến đền khoảng 10km. Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ xe khách đưa đón tận nơi.
Cần sắm những gì khi đi lễ
Hầu giá Chầu Bà
Chầu Lục Cung Nương là là một trong những vị Chầu Bà linh thiêng bậc nhất trong thập nhị vị Chầu Bà. Đây là vị Chầu Bà hay về bắt đồng và được nhiều con đồng đệ tử thỉnh về ngự đồng. Hầu hết mọi giá hầu đồng Ngài đều hiển linh.
Khi về ngự đồng, Chầu Lục mặc áo màu xanh lam hoặc màu chàm, trên đầu thắt khăn củ ấu theo cách ăn mặc của người dân tộc Nùng, vai đeo gùi và bên thắt lưng dắt một con dao. Sau đó, Chầu Bà khai quang, múa và ban phát tài lộc cho dân chúng.
Dâng lễ Chầu Bà
Chọn ngày dâng lễ
Được biết đến là một trong những vị Chầu Bà linh thiêng nhất của đạo Mẫu, các con dân hạ giới đều mong muốn, cầu nguyện được và chứng giám và phù hộ. Chính vì vậy, mọi người luôn tin rằng, dâng lễ Chầu Bà vào ngày nào trong năm cũng tốt, cũng sẽ linh ứng. Tuy nhiên, để lời cầu nguyện được linh nghiệm hơn, bạn nên chọn dâng lễ vào ngày mồng Một hoặc hôm Rằm theo lịch âm hoặc vào ngày đầu xuân năm mới.
Đặc biệt, vào ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch là ngày tiệc Chầu Lục Cung Nương, du khách lần đầu tiên đến đây nên chọn dâng lễ vào ngày này. Bởi theo truyền thuyết, đây là ngày bà hạ giới và đầu thai vào làm con của vị tù trưởng xứ Lạng. Vào những ngày này, người dân xứ Lạng lại nô nức tổ chức tiệc, dâng lên Chầu Bà những đặc sản ngon nhất của vùng núi nơi đây. Vừa để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của Bà, vừa mong Bà chứng lòng thành của các con hương, phù hộ độ trì cho mọi người được bình an, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Bên cạnh đó, hàng năm cứ vào ngày 20 tháng 10 âm lịch, người dân nơi đây cũng tổ chức cúng lễ để tưởng nhớ bà. Theo truyền thuyết, đây là ngày Chầu Bà về trời, mãn hạn đầy ải ở nhân dân. Vào những ngày này, các du khách thập phương đều nô nức kéo đến dâng lễ.
Dâng lễ nên cầu gì?
Khi đến dâng lễ Chầu Bà, du khách có thể cầu mong rất nhiều điều nhưng trong đó có hai điều mà bất cứ du khách nào không thể bỏ qua. Cầu mong bình an: Mong Chầu Bà phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, tránh được ốm đau bệnh tật, tránh những tai ương bất ngờ xảy đến. Cầu tài lộc, công danh: Cầu mong công việc kinh doanh, buôn bán được phát đạt, gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra, mọi điều suôn sẻ, hanh thông. Người nào thi cử mong đỗ đạt, người nào quan chức cầu mong được thăng tiến tiến chức.
Chuẩn bị lễ vật dâng
Nổi tiếng có tài phép nên vào ngày tiệc chính của Chầu Lục Cung Nương, các con nhang ở khắp nơi lại nô nức hành hương đến chiêm bái nơi cửa đền. Ai cũng mong cầu được bình an, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Đến với đền, mọi người không thể thiếu được những mâm lễ vật để dâng lên cửa Ngài. Các vị thần “ chứng tâm chứ không chứng lễ” nên khi đến với Chầu Bà, việc chuẩn bị lễ vật dâng lên Ngài chỉ cần thành tâm nhất. Mọi người chuẩn bị một mâm lễ vật chay mặn tùy vào gia cảnh của từng người. Tuy nhiên, khi chuẩn bị lễ vật dâng lên Ngài, bạn cần lưu ý chọn những vật phẩm tươi ngon, tuyệt đối không sử dụng những vật phẩm bị ôi thiu, không lịch sự. Những vật phẩm du khách có thể lựa chọn để dâng lên Bà bao gồm: mâm ngũ quả, hoa tươi, trầu cau, xôi, rượu trắng, chè và thuốc lá, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.
Trên đây là bài viết giới thiệu về Đền Chầu Lục Cung Nương là ai, lịch sử hình thành, kinh nghiệm đi Đền Chầu Lục. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé.
Bạn đã từng tới Chùa Ba Vàng một địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh