Đền Cao An Phụ – thắng cảnh linh thiêng đất Kinh Môn – Hải Dương

Đền Cao An Phụ là điểm đến tâm linh tuyệt vời để du khách thập phương đến chiêm bái và khám phá những nét đẹp về kiến trúc, tâm linh cũng như phong cảnh hùng vĩ nơi đây. Vậy đền Cao An Phụ ở đâu, kiến trúc độc đáo như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đền Cao An Phụ ở đâu? Thờ ai?

Đền Cao An Phụ có tên tự là An Phụ Sơn Từ tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17km, cao 246m. Vị trí của đền Cao An Phụ được bao quanh bởi núi rừng hùng vĩ, sừng sững, không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, phong thủy hữu tình do đó ngôi đền sở hữu vẻ đẹp vừa cổ kính vừa gây ấn tượng với du khách thập phương. Dù ở trên núi cao thế nhưng dãy núi có kết cấu đất phát sỏi kết, hình dáng thoai thoải vì thế rất dễ leo lên, có thể leo lên từ bất kỳ hướng nào cũng được. Từ đền nhìn về hướng Đông Bắc là dãy núi Yên Tử, phía Tây Bắc là nam thiên đệ lục động Kính Chủ với dòng sông Kinh Thầy uốn lượn, phía Tây Nam là miền châu thổ rộng lớn, nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vào năm 1992, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đền Cao An Phụ đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. Và vào ngày 22/12/2016, khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương của huyện Kinh Môn đã được nhà nước xếp hạng quần thể di tích quốc gia đặc biệt, là di tích thứ 2 của Hải Dương được công nhận sau Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Đền Cao An Phụ được biết đến là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu – thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đồng thời ông là anh trai của vị vua đầu tiên của triều nhà Trần (Trần Thái Tông). Cuộc đời của An Sinh vương Trần Liễu sống rất đạm bạc, luôn lấy dân làm gốc và là người có công lớn trong việc dạy dỗ, huấn luyện, tiết chế và nuôi dưỡng vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – người có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông. Do đó, Trần Liễu được nhân dân và người dân trong vùng vô cùng yêu mến và kính trọng nên sau khi An Sinh vương Trần Liễu mất, nhân dân đã quyên góp tiền để lập đền thờ ông tại đỉnh núi này.

Bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi Đền Cô Bé Chí Mìu – Vẻ đẹp và những bí ẩn tâm linh

Kiến trúc độc đáo đền Cao An Phụ

Đền Cao An Phụ được thiết kế vào thời nhà Trần theo kiến trúc “ tiền nhất hậu đình”, gồm gian tiền tế, trung từ và hậu cung. Trong khuôn viên đền có những cây cổ thụ có niên đại lên đến 600 – 700 năm tuổi sừng sững và giếng Ngọc, giếng Mắt Rồng quanh năm đầy ắp nước. Trải qua nhiều lần trùng tu lớn, nhỏ thế nhưng đền Cao An Phụ vẫn giữ được nét đặc trưng riêng và lưu giữ bảo tồn những cổ vật từ thời xưa. Tại gian tiền tế còn lưu giữ bộ hoành phi, câu đối nói về công tích của An Sinh vương Trần Liễu. Hậu cung là nơi thờ tượng Ngài và Đệ Nhất Vương Cô, Đệ Nhị Vương Cô – hai người con gái của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Tương của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được tạc bằng đá xanh có độ cao 12,7m được ghép từ 65 phiến đá và được hoàn thành vào năm 1998. Bức tượng thờ uy nghi được đặt ở một vị trí chiến lược nhìn về phương Đông với ý muốn nhắc nhở các thế hệ về sau hãy giữ lấy non sông, biển trời của nước Việt Nam ta. Một thông tin nữa đó là người đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tượng đài này là Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bên cạnh bức tương của Ngài là bức phù điêu Ngài được làm bằng đất nung có chiều dài 45m, cao 2,5m gồm 526 mảng khắc vô cùng tinh xảo và tinh tế, tỉ mỉ.

Vào những năm gần đây, đền được đầu tư trung tu, tôn tạo với kinh phí lớn, mở rộng phạm vi thành quần thể di tích gồm các hạng mục như chùa Tường Vân, Nghi Môn ngoại, Nghi Môn nội, chùa Cao, chùa Gạo, đền thờ Mẫu Tứ Phủ.

Phương thức di chuyển đến đền Cao An Phụ

Đền Cao An Phụ nằm trên đỉnh núi cao thế nhưng thời gian gần đây đường xá được khai thông nên việc di chuyển rất thuận tiện để du khách đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và hành hương. Do đó việc di chuyển bằng xe máy, ô tô hay xe buýt đều rất phù hợp và rất dễ dàng để di chuyển. Đền Cao An Phụ cách thành phồ Hải Dương khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách trung tâm thành phố Hà Nội quãng đường khoảng 90km nên sau đây Decor Hà Nội sẽ gợi ý lộ trình di chuyển giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thuận lợi nhé:

Di chuyển bằng xe máy, ô tô: bắt đầu di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội – di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy – rẽ phải vào đường Cổ Linh – Thạch Bàn – rẽ vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/ QL5 ( lưu ý là đoạn đường này có mất phí) – đến ĐT 388 – đi tiếp khoảng chừng 5km nữa rồi rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo/ DDT 189/ĐT 389 – đi khoảng 1 km nữa theo đường tắt là đến được đền Cao An Phụ.
Di chuyển bằng xe buýt: tại bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình đều có các tuyến xe đi tới Kinh Môn – Hải Dương với giá vé từ 50.000đ/ người. Các tuyến xe này sẽ trả khách tại bến xe Kinh Môn cách đền khoảng 5km. Do đó, bạn nên bắt xe ôm để đi đến đây hoặc có thể bắt taxi thế nhưng giá thành sẽ cao hơn một chút. Một điều lưu ý nữa là bạn nên tìm hiểu kỹ các chuyến xe di chuyển lúc mấy giờ và trả khách tại bến nào để không bị lỡ chuyến nhé.

Sắm lễ dâng đền Cao An Phụ

Khi đến dâng lễ đền Cao An Phụ không nhất thiết phải là lễ vật to nhưng phải đủ và phải thật thành tâm thì các bề trên mới chứng cho. Người dâng có chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặc tùy tâm. Lễ chay phải sắp đầy đủ các món sau: hương, hoa tươi, quả tươi, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn bao gồm: gà, giò, trầu cau, cút rượu,…

Lễ hội đền Cao An Phụ

Hàng năm, lễ hội đền Cao An Phụ được tổ chức linh đình với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng từ ban tổ chức lễ hội của đền. Trong đó, ngày lễ chính là ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch hàng năm – cũng chính là ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu. Vào dịp này, đền thu hút rất nhiều người đến trẩy hội, tham quan, chiêm bái những giá trị truyền thống và văn hóa dân tộc. Lễ hội được tổ chức linh đình với các chương trình đánh trống khai hội, biểu diễn múa lân, múa rồng, dâng hương tưởng niệm An Sinh vương và lễ tế thần. Bên cạnh đó, còn tổ chức những trò chơi dân gian truyền thống hấp dẫn nhiều người tham gia như ô ăn quan, đập niêu,…

Bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi Đền mẫu Đầm Đa – nét tinh hoa của văn hóa tâm linh thờ mẫu

Văn khấn đền Cao An Phụ

Con lạy chín phương trời-  Mười phương Chư Phật – Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng – Thiên – Hậu – Thổ , Chư – vị Tôn – thần.

Con  kính lạy ngài Kim- Niên-  Đương cai Thái – tuế chí đức Tôn – thần.

Con kính lạy ngài Bản – cảnh Thành – Hoàng chư vị Đại – Vương.

Hưởng tử con là……Tuổi…..

Ngụ tại………

Hôm nay là ngày/tháng/năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi An Phụ Sơn từ thành tâm kính nghĩ: Đức  – Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành  – Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, tâm vàng  hiến tế phẩm oản hương hoa

Cầu mong đức Bản cảnh Thành – hoàng chư vị Đại – Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, tai qua nạn khỏi, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *