Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, người có công rất lớn trong công cuộc ba lần đánh bại quân Nguyên. Do đó, ông được nhân dân yêu quý và được đặt đền thờ ở nhiều nơi. Thế nhưng, nơi được biết đến nhiều nhất và thu hút nhiều người đến hành hương và dâng lễ nhất chính là đền Bảo Lộc, được đặt tại quê hương của ông. Vậy đền Bảo Lộc ở đâu, lịch sử hình thành như thế nào, kiến trúc có gì độc đáo? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đền Bảo Lộc ở đâu? Lịch sử hình thành đền Bảo Lộc
Hiện nay, đền Bảo Lộc tọa lạc tại làng Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định chừng 8km.
Theo các ghi chép trong những quyển sách lịch sử thì đền được xây dựng trên đất “ thang mộc” của An sinh vương Trần liễu – thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đồng thời cũng là anh trai của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của vương triều nhà Trần.
Đền Bảo Lộc đã được nhà nước ta cấp Bằng công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa vào năm 1988. Để đền có được diện mạo đẹp đẽ, khang trang như ngày hôm nay chủ yếu nhờ nguồn kinh phí do du khách hành hương và người dân chung quanh quyên góp tiền để tôn tạo, trùng tu rất nhiều lần. Trong đó, lần trùng tu được coi là có quy mô lớn nhất là vào năm 1928. Đền được trùng tu thêm gian nhà tiền đường gồm 7 gian rộng, trung đường dài 5 gian, hậu cung có 3 gian. Sau đó, là các lần trùng tu nhỏ lẻ khác, dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đền cổ này vẫn giữ được nét cổ kính, mang đậm nét kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
Cùng Decor Hà Nội khám phá chùa Tiêu Sơn – ngôi chùa nghìn tuổi tại Bắc Ninh
Kiến trúc độc đáo của đền Bảo Lộc
Ban đầu đền Bảo Lộc không được xây dựng ở vị trí hiện tại mà được xây dựng ở ven sông Châu nhưng được một thời gian ngắn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Do vậy, đền mới được chuyển vào vị trí như hiện nay. Đền Bảo Lộc được thiết kế theo kiểu chữ đinh bao gồm 7 gian tiền đường rộng, trung đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Toàn bộ khuôn viên chùa được xây dựng chính giữa và các hướng được bao quanh bởi chùa thờ Phật, phủ thờ Mẫu, đền Khải Thánh thờ vương phụ, vương mẫu, phu nhân và hai người con gái của Trần Hưng Đạo. Toàn bộ khuôn viên được thiết kế đơn giản, hài hòa tạo cảm giác dễ chịu, không khí thoáng đãng khi đến lễ ở nơi đây. Toàn bộ các cột được xây dựng bằng gạch, nhiều con xà được đổ xi măng cốt thép bền vững, chắc chắn nhìn trông có vẻ rất bề thế. Đền Bảo Lộc sở hữu bộ sáu cánh cửa cổ ở hậu cung với những mãng chạm khắc tinh xảo, tinh tế, tỉ mỉ mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Bước vào trong đền, vị trí chính giữa nhà tiền đường là bài vị Đức Thánh Trần được thờ nghiêm cẩn. Tiếp đến là pho tượng thờ Trần Hưng Đạo trong tư thế ngồi được đúc bằng đồng đặt ở trung đường nặng 4,8 tấn. Hai bên được đặt tượng Hưng Vũ Vương Nhiễn và Phạm Ngũ Lão là con trai và con rể của ông.
Phương thức di chuyển đến đền Bảo Lộc
Đền Bảo Lộc cách trung tâm Hà Nội một quãng đường khá xa khoảng 90km. Phương tiện để di chuyển quãng đường này có rất nhiều và đường khá dễ đi. Sau đây là một số cách di chuyển bằng một số phương tiện mà Decor Hà Nội đã tổng hợp được:
Di chuyển bằng ô tô cá nhân, thời gian xuất phát từ nội thành Hà Nội đến đền Bảo Lộc dự kiến mất khoảng 1h30. Tại Hà Nội bạn di chuyển theo hướng đường Giải Phóng đến cầu vượt Ngã Tư Vọng tới Quốc lộ 1A. Sau đó di chuyển đến DCT Hà Nội rồi di chuyển đến Cầu Giẽ đến nút giao Liêm Tuyền, tiếp đó nhìn thấy biển báo Phủ Lý/ Nam Định/ Thái Bình rồi rẽ phải theo hướng biển đến quốc lộ 21B Hà Huy Tập đến DT976. Cuối cùng khi đến đây, bạn có thể hỏi người dân xung quanh hoặc tra Google Map để tìm đường đến đền Bảo Lộc.
Di chuyển bằng xe máy thời gian đi dự kiến sẽ lâu hơn ô tô khoảng 30 phút. Di chuyển bằng xe máy để thuận tiện nhất thì cung đường có hơi khác so với cung đường khi di chuyển bằng ô tô. Cụ thể, bạn nên di chuyển theo cung đường sau: đường Giải Phóng – cầu vượt Ngã tư Vọng – đường Ngọc Hồi/ QL1A – Võ Nguyên Giáp – Lê Công Thanh – Lê Duẩn/ ĐT 494 – QL 21B Hà Huy Tập – ĐT 976. Tiếp đó chỉ cần hỏi người dân xung quanh hoặc tra Google Map. Nhưng tốt nhất nên hỏi người bản địa để họ chỉ cho quãng đường ngắn nhất và thuận tiện nhất nhé.
Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu Chầu Bé Bắc Lệ là ai? Khám phá sự tích đền Chầu Bé Bắc Lệ
Cách sắm lễ đi đền Bảo Lộc
Khi đến dâng hương và lễ tại đền Bảo Lộc bạn có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Đối với lễ chay thì có thể bao gồm hương, hoa tươi, trái cây, phẩm oản, xôi chè,… Lễ mặn có thể bao gồm gà, giò, trầu cau, rượu,… Nhưng để mâm lễ cúng nhìn được đẹp mắt hơn và để được lâu hơn thì nên trang trí thêm bằng những chiếc oản tài lộc. Tốt nhất là nên dâng lễ bằng oản tài lộc có màu đỏ, được thiết kế sang trọng, độc đáo, tỉ mỉ nhưng không được quá nổi bật. Khi đến lễ tại các chốn linh thiêng đặc biệt là đền Bảo Lộc bạn phải chuẩn bị lễ vật bằng cả cái tâm bởi vì điều này sẽ thể hiện sự thành tâm của mình đối với các Thánh.
Ngày lễ hội đền Bảo Lộc có gì?
Ở mảnh đất hình chữ S này, có hàng trăm di tích lập đền thờ Đức Thánh Trần thế nhưng khi đến với đền Bảo Lộc – Nam Định thì có một điều gì đó rất khác lạ, hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến thăm quan và đang hương, chiêm bái, xin ấn tín của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày lễ hội truyền thống chính của đền Bảo Lộc là ngày “ giỗ Cha” hay là giỗ của Đức Thánh Trần tại Việt Nam là vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào thời gian này, đền Bảo Lộc tổ chức lễ rất lớn, cực kỳ tỉ mỉ và chu đáo, thu hút hàng ngàn du khách cùng các tín đồ Phật giáo đến dự tạo ra không khí vô cùng náo nhiệt nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm chốn tâm linh. Du khách đi đến vào thời điểm này thì có thể được tham quan các kiến trúc nghệ thuật độc đáo và còn được chứng kiến tận mắt thưởng thức những trò dân gian quen thuộc nhưng rất đặc sắc như đấu vật, cờ người, múa bài bông,… Ngoài ra, có một ngày lễ cũng khá lớn đó là ngàu 14 tháng 1 âm lịch hàng năm. Ngày này là ngày ban ấn của Đức Thánh Trần. Dịp này cũng thu hút khá nhiều du khách thập phương đến hành hương làm lễ và được tổ chức cũng khá long trọng và chu đáo.
Cùng tìm hiểu Căn là gì? Dấu hiệu nhận biết người có căn đồng số lính và những việc cần làm
Văn khấn Đức Thánh Trần tại đền Bảo Lộc
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hương tử chúng con kính lạy Đức Trần triều hiển thánh Nhân Vũ Hương Đạo Đại vương, Đại nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư thượng phụ Thượng quốc công, tiết chế, lịch triều tấn nặng, khai quốc an chinh hồng đồ tá trị hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn thần, ngọc bệ tiền.
Con lạy: Nguyên từ quốc mẫu Thiên thành Thái trưởng công.
Con lạy: Tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoành Thánh.
Con lạy: Đức ông Phạm điện súy tôn thần, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Chấp kỳ lễ bái phù hộ độ trì cho:
Hương tử con là….
Ngụ tại…
Cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. Có người có của, được nhân an vật thịnh, đi đến nơi về đến chốn, vạn sự như ý, bách sự hanh thông.
Nhất tâm bái thỉnh, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!