Đền A Sào – Dấu ấn vàng son của thời đại nhà Trần diệt Mông Nguyên
Trải dài trên mảnh đất hình chữ S của Việt Nam ta, khắp mọi miền Tổ quốc đều có dấu ấn văn hóa tâm linh của những đền đình miếu chùa. Những di tích lịch sử tâm linh này làm nên một nét đẹp rất riêng, mang đậm màu sắc dân tộc. Và tìm hiểu về di tích, cũng là một lần cho chúng ta cơ hội tìm hiểu về cội nguồn, về những dấu ấn vàng son mà thế hệ cha ông đã đi qua. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về di tích đền A Sào – nơi hội tụ linh khí của quê lúa Thái Bình. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!
Giới thiệu vị trí địa lý đền A Sào
Đền A Sào mang một tên gọi rất độc đáo. A Sào có tên gốc là A Cảo, là tên gọi của một vùng đất nằm ven sông Hóa. Vị trí địa lý nằm ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đây là một vùng đất cổ xưa, mang trong mình địa thế của núi rừng hiểm trở và sông biển thiêng liêng. Chính vì địa thế này, mà trong thời đại nhà Trần, mảnh đất A Sào đã được chọn làm thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, ca của vị tướng quân Trần Quốc Tuấn.
Hãy cùng Decor Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm đi Đền Lảnh Giang – Ngôi đền cổ lưu giữ thần tích thời vua Hùng
Lịch sử hình thành đền A Sào
Lịch sử hình thành đền A Sào gắn với thời đại nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất.
Để chuẩn bị cho công tác chiến sự và những kế hoạch tác chiến, vua Trần cùng vị tướng quân Trần Quốc Tuấn đã về vùng đất hai bên sông Hóa (Giáp danh giữa Thái Bình và Hải Phòng) để bố trí lực lượng thủy chiến cũng như bày binh bố trận.
Sử sách ghi lại rằng, mảnh đất A Sào với địa thế có nhiều ưu điểm để giúp cho quân ta mai phục và chiến đấu nên đã trở thành “vùng đất trọng điểm” để xây dựng lực lượng quân sự và hệ thống kho tích trữ lương thực phục vụ chiến đấu. Sau một thời gian huy động sức người, sức của trong nhân nhân, hệ thống kho lương thực, vũ khí ở A sào đã trở thành một bàn đạp vững chắc để tạo nên tiềm lực vững mạnh cho đại binh nhà Trần kháng chiến đánh tan giặc Nguyên Mông.
Sau hơn 700 năm, nơi này vẫn còn được lưu giữ lại dấu tích của khi lương thực gắn liền với các làng xa, như làng Mễ Thương (kho gạo), A Mễ (Nơi để gạo của nhà Trần) và Đại Nẫm (kho thóc), làng Am Qua (kho gươm)…
Bên cạnh đó, vùng đất thiêng này còn gắn với thần tích về voi chiến, và nay trở thành một di tích bến Tượng tại A Sào.
Thần tích thuật lại rằng, Trần Hưng Đạo đã nhiều lần ngược xuôi dòng sông Hóa để tìm nơi có thế nước nông nhất, lợi dụng thủy triều xuống để giúp cho đội binh vượt sông. Tất cả nhân dân hai cánh tả hữu của dòng sông đều trợ lực, góp sức để tướng quân có thể chỉ huy quân đội nhanh chóng trong cuộc chiến nhất. Tất cả kỵ binh và bộ bình lần lượt qua được sông một cách nhanh chóng. Nhưng voi chiến của Trần Hưng Đạo lại bị lún lầy không lên được.
Vì thế giặc khẩn cấp, tướng quân đành bỏ lại voi, lên thuyền vượt sông để hành quân xông pha ra mặt trận. Voi chiến ứa nước mắt nhìn chủ tướng, kêu rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm dần xuống. Tiếc thương voi chiến đạo nghĩa, tướng quân Trần Hưng đã đã tuốt gươm hô to lời thề vang vọng núi sông: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa”.
Và cuối cùng nhà Trần và Hưng Đạo Đại Vương đã thực hiện được lời thề với sông núi, diệt tan giặc Thát và quay trở lại bến sông, đắp mộ Voi để tưởng nhớ đến sự ra đi của voi chiến đạo nghĩa ngày nào. Nhân dân đã lập miếu thờ tại bến sông này, và đặt tên là Bến Voi hay Bến Tượng.
Chính vì vậy trung tâm của di tích là tượng voi bằng đá có chiều dài 1,47m, ngang 0,68m, cao 1,07m. Tượng voi trong tư thế voi phục, hướng nhìn ra phía sông Hóa, vòi voi uốn lượn, đầu voi tựa lên chân quỳ bên trái. Hình tượng voi thể hiện cho sự kết nối thiêng liêng giữa sức mạnh của đại ngàn và sức mạnh của con người để làm nên chiến thắng vang dội núi sông thuở nhà Trần.
Kiến trúc đền A Sào
Về kiến trúc đền A Sào, đền A Sào là đền thờ vị tướng quân Trần Hưng Đạo nằm ở rìa làng, bên bờ đê sông Hóa. Đền nằm trên vùng đất rộng khoảng 7304 m2, phía trước là hia hồ nước, còn được gắn với tích ao tắm tượng. Theo truyền thuyết, đây là nơi tắm voi chiến của quân đội nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất. Năm 1951 , đền A Sào bị thực dân Pháp đánh đổ và phá vỡ, sau đó năm 2005, người dân đã phục dựng lại ngôi đền trên nền móng cũ của ngôi đền xưa. Trong tòa cung cấm có bệ thờ 3 bậc, bậc trên cùng đặt tượng của đại tướng quân Trần Hưng Đạo. Tượng ngài được đúc bằng loại gỗ quý, có kích thước bằng người thật, ngôi trên ngai với quần áo mũ đai cân đối. Trước đền là sân rộng khoảng 173m2, đặt một lư hương và phía ngoài sân đặt tượng voi đá.
Đình A Sào nằm ở phía Tây Nam của làng, tọa lạc trên khu đất rộng 245m2. Dây là ngôi đình cổ của làng A Sào, đồng thời cũng đã từng là kho gạo của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Thát nên được gọi là Mễ Thương thắng tích. Đình đã được trùng tu nhiều lần những vẫn ở trên nền đất cũ và giữ được kết cấu gốc. Trong hậu cung xây bệ thờ, trên có đặt ngai thờ và bài vị Trần Hưng Đạo.
Hãy cùng Decor Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm đi Đền Cô Chín Hà Nội – Không thiêng ai gọi Cô Chín
Phương thức di chuyển thuận tiện nhất đến đền A Sào
Đền A Sào thuộc tỉnh Thái Bình nên chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Quý khách có mong muốn hành hương tới vùng đất địa danh tâm linh của quê lúa Thái Bình này có thể chọn một trong những cách di chuyển sau đây::
Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT 392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
Với xe khách, quý khách có thể bắt xe Mỹ Đình, Giáp Bát như nhà xe Xuân Hiếu, nhà xe Long Thu với giá vé từ 80.000đ hoặc thuê xe trọn gói tận nơi để tiết kiệm thời gian di chuyển.
Kinh nghiệm đi đền A Sào
Vì khu di tích mở quanh năm, nên du khách từ thập phương có thể đến chiêm bái khu di tích đền A Sào vào tất cả các ngày trong tuần, các tháng trong năm. Đặc biệt, du khách có thể chọn khoảng thời gian hợp lý nhất đó chính là vào dịp dân làng ở đây mở lễ hội kỷ niệm và tôn vinh lại công ơn của những vị tướng anh hùng đã chiến đấu cho non sông. Lễ hội của đền A Sào được mở vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm (tương truyền đây là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày mùng 10 tháng 8 âm lịch (tương truyền đây là ngày mất của Ngài). Vào thời điểm này, du khách có thể hòa mình vào dòng văn hóa tâm linh với những nghi lễ thờ cúng truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, màn múa kéo chữ,.. Đây là thời điểm thích hợp nhất trong năm để bạn vừa có thể đi tham quan kiến trúc của khu di tích đền A Sào, vừa có thể có được trải nghiệm về nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc trên mảnh đất Thái Bình.
Cách sắm lễ đi đền A Sào cho linh thiêng nhất
Nhiều người có thắc mắc rằng nên sắm lễ đi đền A Sào thế nào để linh thiêng nhất, Công Decor sẽ cung cấp cho bạn một vài điểm lưu ý nhỏ để bạn có thể sắm lễ được đầy đủ, thành tâm nhất. Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay thường có: hương, hoa quả tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: giò, gà, trầu cau, rượu, xôi,.. Lễ nghi cần là những đồ tịnh, thanh sạch để dâng lên Đức Thánh Trần, mong ngài chứng giám cho tấm lòng thành của mọi người con dân đến chiêm bái.
Đây là một vài lưu ý nhỏ về cách sắm lễ, điều quan trọng nhất khi đến các mảnh đất tâm linh đó là sự thành tâm, hồi hướng và tưởng nhớ đến công ơn của những người đã đi trước, có công với dân tộc ta. Sự thành tâm chính là cầu nối linh thiêng nhất giữa tâm linh và con người.