Dân gian thường truyền tai nhau câu nói: “Căn cô Bơ – Đừng mơ hạnh phúc”. Vậy tại sao người đời lại truyền tụng nhau về điều này? Cô Bơ là vị thánh nữ gắn với thần tích và ý nghĩa gì? Cùng Decor Hà Nội khám phá những bí ẩn tâm linh về cô Bơ và căn cô Bơ để bạn đọc hiểu hơn về vị Thánh cô linh thiêng bậc nhất trong hệ thống Tứ Phủ tại Việt Nam. Mời bạn đọc theo dõi bài viết!

Cô Bơ là ai?

Cô Bơ còn được dân gian gọi với những tên gọi khác như cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn,…

Cô Bơ là vị thánh cô thứ 3 trong hành Tứ Phủ Thánh cô, người có quyền năng cai quản miền Thoải cung (Thoải là từ nói lái của từ “Thủy” mang ý nghĩa là nước), vì vậy được dân gian gọi là Cô Bơ Thoải Cung. Theo tương truyền, cô là con gái của vua Thủy Tề ở dưới biển. Cũng theo một tích khác, Cô là con gái của Long Vương, được Mẫu cho theo hầu cận.

Cô Bơ là ai? Thánh tích và sự hiển linh của Cô Bơ
Cô Bơ là ai? Thánh tích và sự hiển linh của Cô Bơ

Thần tích về Cô Bơ – con gái vua Thủy Tề

Tương truyền rằng, Cô Bơ chính là con gái của vua Thủy Tề – vị vua cai quản sức mạnh của Nước dưới thủy cung, được phong hiệu là Thoải Cung Công Chúa, ra vào cung Quảng Hàn. Sau đó, Cô Bơ được sinh giáng trần dưới triều đại vua Lê Trung Hưng. Cô có đóng góp rất lớn giúp vua tôi nhà lê đánh tan quân Minh xâm lược và sau khi cô mất, anh linh của Cô đã giúp vua Lê Lợi diệt Mạc phù Lê.

Sự tích giáng trần của Cô Bơ được kể lại như sau: Đức Thái Bà nằm mơ có người con gái xinh đẹp, thướt tha, mặc áo trắng đến trước sập dâng lên người viên minh châu rồi giới thiệu là Thủy Cung Tiên Nữ, theo lệnh cao minh đầu thai vào nhà đó, để giúp vua giúp nước. Sau đó thì Thái Bà thụ thai.

Ngày 2 tháng 8, khi tiết trời trong xanh, nhã nhạc ở nơi Thủy Cung vang lên, Thái Bà sinh ra được một cô con gái có nhan sắc mười phần đúng y như lúc bà chiêm bao thấy. Biết đây là điềm lành, bà cho rằng con mình chính là bậc tiên nữ hạ trần, sau này sẽ giúp ích cho đất nước nên đã hết sức hết lòng nuôi nấng bằng tình yêu thương, đùm bọc.

Cô lớn lên và trở thành một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, giỏi cả văn, thơ, đàn, họa. Đến độ tuổi trăng tròn, cũng là lúc nước nhà bị quân Minh kéo sang xâm chiến. Cô cùng thân mẫu lánh vào vũng Hà Trung, Thanh Hóa, và đã hỗ trợ quân nhà Lê đánh thắng quân giặc.

Vào những đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khi thế giặc mạnh, còn thế ta đang yếu, rất nhiều lần quân ta phải tháo chạy rút lui để bảo toàn lực lượng. Trong một lần tháo chạy, vua Lê Lợi chạy đến ngã ba sông Thác Hàn tại vùng Hà Trung và bắt gặp cô Bơ. Vua nhờ cô trợ giúp để không bị giặc bắt tóm. Cô đưa quần áo nông dân bảo Lê Lợi mặc vào rồi cùng cô xuống ruộng vờ như hai anh em đang tỉa ngô. Với sự giúp đỡ của cô, vua Lê Lợi tránh được sự nhận diện của quân địch và thoát khỏi lưỡi gươm của địch. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau khi đại thắng sẽ rước cô về triều đình phong công và báo đền ơn cứu mạng này.

Sau đó, cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền chở quân sĩ qua ngã ba sông, và giúp chở cả quân lương. Có thể nói, trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là rất lớn. Đến ngày khúc hát khải hoàn thành công vua Lê nhớ đến cô gái năm xưa ở vùng đất Hà Trung, ngài đã sai quân đến đón, nhưng cô đã thác hóa tự bao giờ. Theo lời của các bô lão kể lại cô đã một lòng chờ đợi, không chịu kết duyên cùng ai, đến tận khi thác hóa vẫn kiên trinh.

Khi Cô Bơ thác hóa, người dân tin rằng cô đã được lệnh của Vua cha giáng trần để giúp nhà Lê đánh tan quân thù, vì vậy khi đất nước đã sạch bóng quân thù, cô được đón rước về Thủy Cung. Sau đó, cô Bơ hiển linh giúp dân chúng vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió. Do đó, người dân vùng này cảm nhận rất rõ sự hiển linh của Cô Bơ sau khi cô thác hóa, nên đã đặt danh hiệu và lập miếu thờ cô tại ngã ba sông tại vùng Hà Trung, Thanh Hóa này.

Ngoài ra theo một huyền tích khác vào những năm đầu đại Hồng Đức triều dưới thời vua Lê Thánh Tông, có Sùng Quốc Công – Lê Thọ Vực trong một trận giao tranh ác liệt bất phân thắng bại. Chính đêm hôm ấy, ông đã mơ thấy một cô gái mặc xiêm y trắng trên trời giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói với ông rằng: “ Xin hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”. Theo lời Cô ông dặn binh lính chuẩn bị và làm theo, cuối cùng dẫn đến chiến công lừng lẫy, oanh liệt muôn phương. (Ngày nay dấu tích lịch sử tại bãi đá Thác Hàn vẫn còn). Chính vì vậy, dân gian ta có câu thơ rằng:

“Thác Hàn Sơn lừng lẫy chiến công

Nức tiếng muôn phương oanh liệt một thời”

Người con gái trong kiệu võng về báo mộng cho tướng quân Lê Thọ Vực đêm hôm ấy chính là con gái của Ngọc Hồng Thượng Đế – công chúa Mai Hoa, mà nay gọi là Cô Ba hay Cô Bơ Thoải Phủ đền Ba Bông. Còn người báo mộng hiến kế để tướng quân phá giặc là Đệ Tam Thuỷ Tiên Thánh Mẫu Bạch Ngọc Hồ Trung Xích Thuỷ Tinh Xích Lân Long Nữ hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thoải, Mẫu Hàn Sơn.

Để đến ơn Cô, ông tâu với đức vua, vua Lê cho lập đền thờ để đáp lại ấn đức của vị Thánh nhân ở bãi bồi Bơ Bông và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.

Căn Cô Bơ là gì? Nhận biết người có căn cô Bơ

Theo văn hóa tâm linh của người Việt, mỗi người sinh ra đều có căn có số, và những người có căn hợp với các thánh cô, thánh mẫu đều mang những đặc điểm và tính cách gần tương đồng với vị thánh đứng căn của mình. Người có căn cô Bơ có số mệnh được định sẵn là hầu thánh để làm lính, làm đồng. Những người này cần mở phủ để hầu đồng, từ đó mới có được cuộc sống trong tâm và ngoài thân hạnh phúc, đủ đầy. Còn không, người đó sẽ gặp nhiều lận đận trong nhiều khía cạnh xung quanh cuộc sống.

Dân gian chỉ ra những đặc điểm của người mang căn cô Bơ như sau:

  • Ngoại hình thanh thoát, ưa nhìn, nhẹ nhàng
  • Phong thái nữ tính, tâm tính hiền dịu
  • Giàu lòng trắc ẩn và nhiều cảm xúc
  • Thường bị thu hút bởi những bộ trang phục màu trắng
  • Tình duyên lận đận
  • Khi đi lễ trước ban Thánh Cô thì rưng rưng và có khi là khóc

Đền thờ Cô Bơ Thoải Cung

Hiện nay đền thờ Cô Bơ Thoải Cung được xây dựng ở hai tỉnh thành đó là Thanh Hóa và Tuyên Quang.

Đền thờ Cô Bơ (xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa)

Đền Cô Bơ nằm tại Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba bến Đò Lèn. Đây là đền thờ gốc, gắn với nơi cô Bơ giáng trần, cứu giúp vua tôi nhà Lê đánh giặc và hiển linh phù trợ cho người dân vùng sông nước.

Những năm 1939-1940, ngôi đền cô Bơ bị giặc Nhật phá đổ nhưng nhờ cụ Nguyễn Trọng Khanh bí mật cứu gỡ một số bài vị và pho tượng của cô đem giấu. Sau đó, cụ lập đền thờ Cô Bơ. Đến năm 1996, ngôi đền Cô Bơ được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia.

Đền thờ cô Bơ tại Tuyên Quang

Tọa lạc sát bờ sông Lô, nhìn sang bên kia là núi được bao phủ bởi mây, bốn bề là thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, đền thờ Cô Bơ hưởng dòng vận khí thanh tịnh, trong lành và đầy linh thiêng.

Ngoài ra, di tích đền thờ Cô Bơ còn có địa chỉ tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Dân gian lấy ngày 12 tháng 6 âm lịch là ngày trước Cô Bơ lên đền Mẫu, cũn là ngày khánh tiệc của Cô. Và ngày mất tương truyền của cô là ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, nên nhiều nơi vẫn làm ngày tiệc Cô Bơ vào ngày mùng 8 tháng 2.

Cách sắm lễ đi đền cô Bơ được linh thiêng nhất

Khi đến đền chùa, con hương Phật tử thường bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đến những vị thánh Mẫu, thánh Cô đã có nhiều công ơn xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, những mâm lễ thanh tịnh cũng phần nào thể hiện tấm lòng của người dân dâng lên đấng trên.

Điều quan trọng nhất khi đi lễ Thánh, lễ Mẫu mà mỗi người cần chuẩn bị đó chính là tâm từ bi và thành kính. Khi chúng ta đứng trước anh linh của những vị Thánh thần, Thánh mẫu, chúng ta cần bày tỏ lòng từ bi và thành kính. Nếu bạn thiếu đi tâm thành kính này, thì dù mâm cao, cỗ đầy đến đâu cũng không thể nào chạm tới tâm linh của Thánh Mẫu, Thánh Cô.

Dưới đây là một mâm lễ đầy đủ, trọn vẹn để bạn có thể dâng lên đền cô Bơ:

  • Hương nến
  • Tiền giấu
  • Rượu chay
  • Trái cây
  • Hoa tươi

Khi chọn hoa tươi dâng lên lễ cô Bơ, bạn nên chọn hoa có màu trắng thanh tao, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên vị Thánh cô linh thiêng.

Văn khấn Đền Cô Bơ đầy đủ

“Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy:… (tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh).

Đệ tử con tên là:………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì). Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ… ( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !”

Bản văn Cô Bơ

Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Biến hóa lên về Động Đình trung

Thác sinh xuống, con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc, thoang thoảng đưa hương

Mãn nguyệt liền, hoa nở phi phương

Da tựa tuyết ánh hường xanh tươi

Hoa cười ngọc thốt, nét ngọc đoan trang

Áo trắng hoa, chỉnh triện dung nhan

Tươi vẻ ngọc diện càng tươi sáng

Tóc mây hương thoảng, da trắng lạ lùng

Điểm yên chi, má đỏ hồng hồng

Đôi mắt phượng lóng la lóng lánh

Tai đeo vàng cánh chân dận hài hoa

Điệu sống lưng ong dáng ngọc thướt tha

Chuỗi tràng mạng kim sa đài các

Mỗi ngày một khác, vẻ đẹp quá ưa

Áo bạch bào phơn phớt hương đưa

Chiếc lồng cổ hây hây xạ nức

Động lòng quân tử trạnh dạ văn nhân

Nói về tài cô tài vẹn mười phân

Nói về sắc mười phần nhan sắc

Áo hoa quần trắng, tóc phượng sống lưng ong

Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng

Vịnh thơ phú ngân nga đàn hát

Phấn nhồi má hạc, sáp điểm mày ngài

Cô mặc áo màu phơn phớt lòng trai

Hài mỏ phượng khoan thai chân bước

Đàn cầm thánh thót dạo khúc năm cung

Văng vẳng nghe tiếng nhạc lạ lùng

Điểm đót nhẹ giục lòng quân tử

Ba ngàn tiên nữ trăm ả theo hầu

Người vui mừng sắm sửa trầu cau

Kẻ hầu hạ nâng khăn sửa túi

Éo le cô nhiều lỗi cách điệu trăm phần

Người thanh tân nết cũng thanh tân

Người nhã nhặn thêm càng lịch sự và trang nhã

Hằng Nga tiên tử cung quế Quảng Hàn

Vấn khăn chầu áo ngự điểm trang

Lược ngà chải, gương loan điểm đót

Khăn hồng chau chuốt chuỗi ngọc lưu ly

Vẻ thướt tha tính nết nhu mỳ

So mọi vẻ cầm kỳ thi họa

Truyền chim nhắn cá trăm sự đinh ninh

Gẩy đàn ca tang tính tang tình

Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ

Phỉ lòng trăng gió hội ngộ bạn tiên

Chốn Ba Bông cảnh sắc vạn vật thiên nhiên

Non nọ nước ấy miền sơn thủy

Ấy mong tri kỷ gió lạnh sương rơi

Khen trăng già sao khéo trêu ngươi

Tiên thượng giới, bạn người hạ giới

Hoa đào còn đợi, sao thấy gió đông

Đợi rồi mong nào đã phỉ lòng

Riêng chỉ đẻ tấc lòng hoảng sợ

Gió trăng đã trải quý tộc thiết tha

Bỗng hay đâu non nước la đà

Cánh chim nhạn cao xa bay bổng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *