Chùa Vạn Niên là một ngôi chùa cổ kính có tuổi thọ hơn 1000 năm, gắn liền với những dấu tích thời gian, nhuộm màu lịch sử của dân tộc. Ngôi chùa cổ linh thiêng giữa lòng thủ đô Hà Nội đã trở thành một điểm đến tâm linh thu hút khách du lịch đến hành hương, chiêm bái, vãng cảnh tại chùa. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội khám phá chiều sâu văn hóa, tâm linh, kiến trúc của ngôi chùa cổ Vạn Niên. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới dây!
Chùa Vạn Niên ở đâu?
Chùa Vạn Niên là ngôi chùa cổ nằm ở bờ phía Tây của Hồ Tây, Hà Nội. Chùa có tên gọi cũ là chùa Vạn Tuế, được tọa ở địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đây là một vị trí đắc địa, thuận tiện cho người dân đến chiêm bái và vãn cảnh.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Bà Chúa Vực là ai? Khám phá sự tích đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Lịch sử hình thành của chùa Vạn Niên
Theo ghi chép về lịch sử hình thành, chùa Vạn Niên được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ hai (1014) sau khi vua Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, lấy tên gọi là chùa Vạn Tuế, sau đổi lại thành Vạn Niên.
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử với những biến thiên của thời đại, chùa được nhiều lần trùng tu, đặc biệt từ năm 1992 đến nay chùa dược trung tu tôn tạo lớn, nhưng vẫn giữ được nét thâm trầm, uy nghiêm, cổ kính truyền thống. Sự nổi tiếng và phát triển của ngôi chùa một phần nhờ vào tâm huyết và bàn tay vun đắp của các nhà sư nổi tiếng Việt Nam như: Lâm Tuệ Sinh; Lý Thảo Đường; Thích Viên Thành, và hiện nay là Đại đức Thích Minh Tuệ.
Chùa Vạn Niên được coi là ngôi chùa thiêng của đất Hà Thành, có nhiều điều bí ẩn thú vị được sử sách ghi chép lại. Đến năm 1996, chùa đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao xếp hạng Di tích Lịch sử Van hóa cấp Quốc gia.
Năm 2010, nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chùa Vạn Niên làm lễ a vị, khánh thành Điện Phật Ngọc. Tượng Phật được tạc bằng khối ngọc tự nhiên quý hiếm từ Myanmar có chiều cao 1.3m, nặng 600kg. Pho tượng Phật bằng ngọc quý thiêng liêng “có một không hai” ở Việt nam ngày càng làm tăng thêm sự tôn nghiêm của ngôi chùa cổ linh thiêng trên đất Hà Thành.
Hơn một thiên niên kỷ đã đi qua, ngôi chùa đứng vững và chứng kiến cho những thăng trầm của lịch sử nước nhà. Đến ngày hôm nay, khách thập phương vẫn đến chiêm bái, dâng hương và vãn cảnh chùa khi đặt chân đến hà Nội. Từ đó, vẻ đẹp cổ kính và nét đẹp tâm thức của ngôi chùa cổ Vạn Niên vẫn được truyền từ đời này sang đời khác với những giá trị bảo toàn cùng thời gian.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Kinh nghiệm đi Đền A Sào – Dấu ấn vàng son của thời đại nhà Trần diệt Mông Nguyên
Kiến trúc của ngôi chùa cổ Vạn Niên
Xét về kiến trúc của ngôi chùa cổ Vạn Niên, chùa là công trình nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn, họa tiết đậm đà nét văn hóa phương Đông. Các nếp nhà được xây dựng hướng Đông theo bố cục mặt bằng gồm: tam quan, chùa chính, điện mẫu, nhà tăng, nhà phụ. Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ càng làm tôn thêm vẻ đẹp trầm mặc, sự tĩnh lặng nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa tâm linh. Trên nóc của chùa có ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên Tự”. Câu đối ở hàng cột nhà bái đường đã nói rõ:
“ Cổ tự trùng tu tân cảnh sắc
Vạn Niên kiến tạo cựu quy mô”
(Chùa cổ trùng tu cảnh sắc mới
Vạn Niên sửa chữa quy mô xưa)
Hiện chùa còn giữ bộ di vật hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử – văn hóa nghệ thuật cao. Đặc biệt, chùa còn có bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung”, đúc vào đời Gia Long, thể hiện: Chùa Vạn Niên là một di tích có quy mô bề thế, một danh lam cổ vừa tâm linh vừa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở phía Tây kinh đô Thăng Long.
Sự tôn nghiêm của chùa Vạn niên không chỉ thể hiện ở cung cách ứng xử đầy lễ nghi và ôn hòa mà mọi người thể hiện với nhau, mà còn qua việc tổ chức các nghi lễ, bài trí trong chùa. Bước đến cửa chùa, chúng ta đều cảm nhận được sự trầm tĩnh, yên ả, để tâm lặng, trí sáng và giữ trong mình sự thanh bạch để hướng tâm về Phật. Vẻ đẹp của ngôi chùa thể hiện trọn vẹn và đầy đủ vẻ đẹp của tâm thức tâm linh của con người nơi đây.
Cổng tam quan chùa
Chùa có hai cửa để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa). Cổng chính của chùa Vạn Niên được đặt ở phía Tây của Hồ Tây, thuộc ấp Quán Lá (nay là Xuân La, Tây Hồ).
Cổng chính và cổng phụ đều là công trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, uy nghi.
Chùa chính
Đi qua cổng tam quan vào đến bên trong khuôn viên của chùa, khuôn viên không quá rộng nhưng tạo cảm giác rất thoáng mát, yên tĩnh, trang nghiêm với nhiều cây cối.
Từ sân chùa, du khách có thể nhìn thấy chùa chính (đền Mẫu). Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Bước vào trong điện Mẫu, du khách có thể cảm nhận được mùi hương từ gỗ và hương, cùng với là cảm giác mát lạnh, không khí trong lành hơn.
Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh. Mọi du khách khi đến với đền Mẫu không phải để cầu tài vận làm ăn, mọi người thường đến chùa Vạn Niên cầu bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và con cháu.
Đại đức Thích Minh Tuệ từng bộc bạch rằng: “Chốn thiền môn cũng như một cái cầu, con đò, còn nhà chùa là người lái đò, hay bệ đỡ cho cầu thôi… Bản thân tôi không có ý định, cũng như không nghĩ mình lại có thể làm được những việc như thế. Tất cả đến một cách rất tự nhiên… Những quá khứ lầm lỡ dần khép lại, hy vọng cuộc sống mới sẽ đến với họ”. Chùa Vạn Niên cũng là nơi hồi hướng, quy y của những mảnh đời lầm lạc. Sự thông tuệ và lòng nhân ái, bao dung của những vị sư chủ trì chùa đã thực sự chạm và thức tỉnh, hồi hướng những tâm hồn đã nhiều lầm lỡ, thương tổn để họ quyết tâm làm lại cuộc đời.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Kinh nghiệm đi Đền mẫu Đầm Đa – nét tinh hoa của văn hóa tâm linh thờ mẫu
Phương thức di chuyển đến chùa Vạn Niên
Để di chuyển từ trung tâm của thành phố Hà Nội đến chùa Vạn Niên chỉ chưa đầy 30 phút với gần 10 cây số di chuyển.
Có rất nhiều đường để di chuyển đến chùa, nhưng đường nhanh nhất là đi qua đường Thụy Khuê. Dưới đây sẽ là chỉ dẫn đường đến chùa Vạn Niên Tây Hồ theo hướng đi Thụy Khuê.
Di chuyển từ Hồ Gươm – đi hướng Nam lên Lê Thái Tổ – hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân.
Khi đến Lạc Long Quân thì hỏi đường người dân, họ sẽ chỉ chi tiết đường vào chùa Vạn Niên cho du khách.
Ngoài cách di chuyển bằng ô tô, xe máy trên, du khách có thể di chuyển đến chùa bằng phương tiện công cộng là xe bus.
Có 2 tuyến xe bus đi qua khu vực chùa là tuyến bus số 25 và tuyến bus số 33. Tuy nhiên, cách di chuyển này sẽ không chủ động được thời gian và phải đi bộ một đoạn từ điểm xe bus vào chùa.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Nguyên Phi Ỷ Lan là ai? Kinh nghiệm đi lễ ngôi đền thờ bồ tát trong lòng dân
Quy định khi vào chùa Vạn Niên
Chùa Vạn Niên có đưa ra một số quy định khi vào chùa mà mỗi du khách thập phương đều cần nên nắm rõ trước khi đến chùa. Decor Hà Nội sẽ tổng hợp ngay dưới đây để bạn đọc dễ dàng tham khảo:
Điều 1: Khi vào chùa, Quý vị đi xe đạp, xe máy hoan hỷ xuống xe tắt máy từ ngoài cổng và gửi xe đúng nơi quy định.
Điều 2: Quý vị khi đến chùa nên thực hiện nếp sống văn minh: trang phục gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, không nói lời có ý xuyên tạc, đả kích và chia rẽ đoàn kết; không chen lấn xô đẩy; không vứt rác bừa bãi, rác phải bỏ vào thùng rác.
Điều 3: Để thể hiện lòng từ bi, Quý vị không được hái hoa, không bẻ cành cây, không trèo cây, leo núi đá; không bắt cá hay bỏ bất cứ vật gì xuống hồ.
Điều 4: Không được mang vũ khí, ma túy, chất nổ, chất dễ cháy, rượu bia, súc vật, … và văn hóa phẩm đồi trị vào chùa.
Điều 5: Quý vị lễ Phật mang theo vật cúng hoan hỷ đến Bàn Soạn Lễ gặp người phục trách hướng dẫn để tiến lễ. Quý vị có lòng hảo tâm cúng dường Tam Bảo xin gửi vào thùng công đức hoặc liên hệ đến bàn Thư Ký.
Điều 6: Cùng nhau bảo vệ tài sản Tam Bảo: không leo, trèo, tô, vẽ, khắc, khảm lên cột, tường, tượng Phật, bàn ghế, trống, chuông mõ và các pháp khí khác.
Điều 7: Quý vị khi lễ Phật: không đội mũ, không hút thuốc lá; không thắp nhiều hương (mỗi bình hương chỉ thắp một nén nhang).
Điều 8: Không đến gần những khu vực để biển báo cấm và phòng riêng nội tự.
Điều 9: Quý vị đến chùa có trẻ nhỏ đi cùng, hoan hỷ giữ trẻ không để chạy nhảy, đùa nghịch, hò hét… đặc biệt không cho trẻ đến gần khu vực nấu ăn.
Điều 10: Quý vị hoan hỷ không để diễn ra bất cứ hoạt động mua bán, bói toán, ăn xin, rải truyền những tờ bướm, tranh ảnh… vụ lợi với mọi hình thức trong khuôn viên chùa mà chưa qua sự xem xét chấp thuận của bổn tự.
Điều 11: Đối với các đoàn khách tham quan du lịch trong nước cũng như nước ngoài xin Trưởng Đoàn hoặc Hướng Dẫn Viên hoan hỷ thuyết minh đúng thông tin về bổn tự, mọi thắc mắc cần liên hệ với phòng Tri Khách.
Điều 12: Một thông điệp chung khẩn thiết gửi đến Quý vị: “Nước đang khan hiếm ở khắp nơi – Mọi người hãy tiết kiệm từng giọt nước”, “Điện là tài sản của quốc gia- Chúng ta hãy sử dụng tiết kiệm điện”
Chùa Vạn Niên là một ngôi chùa cổ kính, mang dấu tích của lịch sử qua rất nhiều triều đại. Chúng ta đến chùa để tâm an, thân lạc, không phải để mong cầu quá nhiều điều xa xỉ. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi đến chùa là giữ cho mình tâm thế bình an, không nhiều tham cầu, để mỗi bước chân vãng cảnh vào chùa là một bước chân tỉnh thức và an nhiên.
Chúc quý vị thật nhiều bình an, hạnh phúc!
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Chúa Bà Ngũ Hành là ai? Những nơi thờ Bà Chúa Ngũ Hành?