Chùa Tiêu Sơn được mệnh danh là “ danh lam cổ tự” đại diện cho vùng đất Kinh Bắc và là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều con nhang Phật tử trên khắp cả nước. Vậy chùa Tiêu Sơn ở đâu, lịch sử hình thành chùa ra sao, kiến trúc chùa có gì nổi bật? Ngay sau đây, hãy cùng Decor Hà Nội khám phá tất tần tật về ngôi chùa này nhé!

Chùa Tiêu Sơn ở đâu?

Chùa Tiêu Sơn hay còn gọi là chùa Tiêu – một khu di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1991. Chùa nằm ở lưng chừng núi Tiêu tọa lạc tại phường Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xung quanh chùa được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ xum xuê, tươi tốt. Phía trước mặt chùa là sông Tiêu Tương thơ mộng, đã từng xuất hiện trong thơ ca Việt Nam với mối tình giữa Trương Chi và Mỵ Nương.

Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về Chùa Hoằng Pháp. Khám phá ngôi chùa tâm linh

chua-tieu-son

Chùa Tiêu Sơn thờ ai?

Chùa Tiêu Sơn là địa điểm thờ thiền sư Vạn Hạnh – Quốc sư của hai triều Tiền Lê và triều Lý. Thiền sư Vạn Hạnh là người có công rất lớn trong công cuộc giáo dưỡng, dạy dỗ, nuôi dưỡng từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành, truyền tải tri thức và đưa vua Lý Công Uẩn trở thành bậc minh vương có công khởi lập nên vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt.

Ghi chép về việc ngôi chùa là nơi nuôi dạy vua Lý Công Uẩn được lưu truyền rằng: “ Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình ( 974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ. Khi Lý Công Uẩn được 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy đến khi khôn lớn.”

Lịch sử hình thành chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu Sơn được xây dựng từ thời Tiền Lê, cho đến thời nhà Lý chùa là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất miền Bắc và trụ trì của chùa khi ấy là Thiền sư Lý Vạn Hạnh.

Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, quân giặc ném bom phá hoại gần như hoàn toàn chùa Tiêu, chỉ còn lại một số cổ vật được nguyên vẹn. Sau đó, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo có quy mô lớn để có được diện mạo như bây giờ. Cụ thể các lần tôn tạo như sau: vào những năm 80 của thế kỷ XX, chùa Tiêu Sơn được xây dựng lại trên nền móng cũ; vào năm 1992 nhân dân địa phương công đức tiền của dựng thêm ngôi bảo tháp để thờ vọng thiền sư Lý Vạn Hạnh ở trước tòa tam bảo; sau đó dựng tượng thiền sư trên đỉnh núi Tiêu, tượng sư Vạn Hạnh có chiều cao 8m đang ở tư thế tọa thiền, mặt hướng về phía kinh thành Thăng Long. Năm 2001, chùa kêu gọi nhân dân ủng hộ và dựng lầu Bồ Tát giữa hồ nước lớn trước chùa, tiếp đó vào năm 2002 chùa thi công xây dựng nhà thờ Tổ, sau đó một năm là năm 2003 chùa dựng tam bảo theo kiến trúc xưa.

Chùa Tiêu Sơn cho đến nay đã trải qua nhiều đời trụ trì không theo cùng một mạch truyền thừa tông phái do đó hiện giờ vẫn chưa thể xác định chính xác chùa thuộc tông phái nào. Hiện nay, trụ trì chùa là Sư cụ Đàm Chính và trụ trì vẫn tiếp quản và tiếp nối những truyền thống lịch sử lâu đời, những văn hóa tốt đẹp.

Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về Đền Chầu Lục Cung Nương. Ý nghĩa lịch sử đền thờ

Nét nổi bật của chùa Tiêu Sơn

Lễ và công đức tại chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu Sơn là noi không đặt hòm công đức tại tất cả các gian chính diện, tam bảo, nhà thờ tổ cùng tất cả các không gian khác trong chùa đều không có một hòm công đức nào. Tất cả các gian thờ trong chùa chỉ bày hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. Nếu có khách đặt tiền lên gian thờ thì sau khi khách đi số tiền đó họ sẽ phải có trách nhiệm cầm tiền đó chuyển cho trụ trì để trụ trì mang đi công đức ở nơi có hoàn cảnh khó khăn, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Trụ trì Đàm Chính nói rằng chùa Tiêu Sơn chỉ nhận công đức vào những lúc chùa sửa sang, tu bổ lại cơ sở vật chất. Khi hoàn thành việc tu sửa xong chùa sẽ không nhận bất kỳ tiền công đức nào cả.

Pho tượng táng của Hòa thượng Như Trí

Vào năm 2014, chính quyền địa phương đã khai quật được một pho tượng có niên đại gầm 300 tuổi trước tòa Tam Bảo ở chùa Tiêu Sơn. Điều đặc biệt là khi khai quật toàn bộ nhục thân của thiền sư bị ẩm mốc, hư hỏng nặng nề, bị nhiều vi khuẩn xâm nhập, phá hoại, côn trùng đẻ trứng vì ở trong môi trường ẩm ướt trong thời gian dài. Ngay sau đó, được sự cho phép của chính quyền địa phương pho tương nhục thân của thiền sư Như Trí đã được tu sửa lại và được thờ tại chùa Tiêu Sơn.

Kiến trúc ngôi chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu Sơn được xây dựng với kiến trúc “ trước sông, sau núi”. Khi đến chùa Tiêu Sơn, điều đầu tiên mà ta nhìn thấy được chính là lầu Quan Âm được xây dựng vào năm 2001. Tiếp đó, ngay khi bước qua cổng chùa là nơi đặt bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa. Toàn bộ khuôn viên chùa gồm có các tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà khách, gác chuông và các công trình nhỏ khác. Tòa Tam Bảo được xây dựng bằng bộ khung gỗ được chạm khắc tinh tế tranh trí hoa lá cách điệu. Nhà Tổ có mái theo kiểu chồng diêm, đồng thời bên trong nhà Tổ có pho tượng của Thiền sư Vạn Hạnh cùng câu “ Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”. Ngoài ra, điều cũng tạo nên sự ấn tương và là điểm nhấn của ngôi chùa đó là pho tương lớn của Thiền sư Vạn Hạnh có ánh mắt hướng về kinh thành Thăng Long trên đỉnh núi Tiêu.

Cho đến nay, dù chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ được những nét uy nghi, cổ kính thời Lê – Nguyễn. Chùa Tiêu hiện vẫn còn bảo lưu được một số cổ vật quý giá từ thời Lê, Nguyễn gồm 15 pho tượng Phật bằng gỗ chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ; 1 pho tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh, 1 bia đá có tên “ Lý gia linh trạch” niên đại “ Cảnh Thịnh nguyên niên” ghi chép về lai lịch và công trạng của Lý Công Uẩn cùng nhiều cổ vật mang đậm tính lịch sử khác nữa.

Phương thức di chuyển

Chùa Tiêu Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về phía Bắc. Vì thế, từ Hà Nội di chuyển đến chùa rất thuận tiện có thể đi bằng phương tiện nào cũng được. Nhưng phương tiện đem lại nhiều trải nghiệm thú vị nhất cho bạn chính là xe máy, bởi vì khi đi xem máy ta có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp và hưởng thụ không khí mát mẻ. Di chuyển từ Hà Nội thì sẽ đi về hướng cầu Chương Dương và cầu Đuống. Khi đến địa phân tỉnh Bắc Ninh chỉ cần đi dọc theo quốc lộ 1A khoảng 10km nữa là đến xã Tương Giang, sau đó di chuyển một đoạn khoảng chừng 600m nữa là đến núi Tiêu và chùa Tiêu được đặt ở sườn núi này.

Khám phá ngôi Chùa Nôm – Ngôi chùa có tam quan lớn nhất Việt Nam

Kinh nghiệm hành hương đi lễ chùa Tiêu Sơn

Nếu bạn muốn tham dự lễ hội của chùa thì nên đến vào khoảng tháng 2 âm lịch cụ thể ngày lễ chính là ngày 6 tháng 2. Hàng năm, mỗi khi dịp lễ đến hoặc đầu xuân năm mới chùa Tiêu Sơn đón hàng nghìn du khách đến hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh lâu đời tại nơi đây. Vì vậy, trước khi đến đây vào ngày này thì hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt nhé.
Đặc biệt, bạn tránh mặc quần áo hở hang, phản cảm mà thay vào đó nên mặc những bộ đồ lịch sử, đơn giản, mà tốt hơn hết là nên mặc những bộ tối màu để không làm ảnh hướng đến sự tôn nghiêm cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với chùa và những người xung quanh.
Khi sắp mâm lễ dâng nhà Chùa thì không cần mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng phải thật thành tâm. Chùa chứng tâm chứ không chứng lễ, quan trọng là cái tâm của mình. Đi lễ chùa Tiêu, ta chỉ được đang đồ chay như hương hoa, hoa quả, trầu cau, xôi chè hoặc phẩm oản tuyệt đối không được cúng đồ mặc như rượu, thịt và vàng mã cũng không ngoại lệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *