Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa được ví là Thái Lan thu nhỏ, gần đây thu hút rất nhiều sự quan tâm của dân tình. Vậy chùa Phúc Lâm ở đâu, lịch sử hình thành, kiến trúc đặc sắc ra sao, di chuyển đến đây bằng cách nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Vị trí địa lý của Chùa Phúc Lâm
Chùa Phúc Lâm toạ lạc tại thôn La Mát, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tình Hưng Yên, cách trung tâm thành phố Hưng Yên khoảng chừng 30km và cách thủ đô Hà Nội hơn 50km. Chùa Phúc Lâm với diện mạo dát vàng nổi bật giữa cánh đồng trù phú, mênh mông, khiến du khách không khỏi bất ngờ khi đến nơi đây. Chùa Phúc Lâm là một địa điểm tâm linh được ví như là Thái Lan thu nhỏ bởi diện mạo của mình thu hút nhiều khách du lịch và đem đến cho mọi người một không gian làng quê yên bình, thanh tịnh giúp cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
Lịch sử hình thành chùa Phúc Lâm
Những tài liệu lịch sử ghi chép về quá trình hình thành nên ngôi chùa Phúc Lâm không có nhiều nhưng chắc chắn rằng chùa Phúc Lâm là một ngôi cổ tự có tuổi đời lên đến hơn 100 năm. Đại đức Thích Tâm Luận – trụ trì lúc bấy giờ của chùa Phúc Lâm có kể rằng vào năm 2013 khi thầy bắt đầu về nơi đây và đảm nhận trách nhiệm quản lý chùa thì chùa đã bị xuống cấp trầm trọng do thời gian tàn phá. Thế nhưng, sau 5 năm trùng tu, tu bổ, xây dựng và thiết kế thì chùa Phúc Lâm đã được khoác lên mình một tấm áo mới lộng lẫy, uy nghi, tráng lệ hơn, hấp dẫn du khách và các Phật tử đến hành hương hơn. Cho đến nay, chùa Phúc Lâm đã truyền đến đời thứ 41 do hòa thượng Thích Trí Giác trụ trì.
Có thể bạn chưa biết Đền Và nằm ở đâu tại Hà Nội
Khám phá kiến trúc đặc sắc của chùa Phúc Lâm
Chùa Phúc Lâm nằm trên vùng đất rộng khoang 4 hecta, xung quanh được bao bọc là những hàng cây xanh ngát, hồ nước và một số công trình nho nhỏ làm đẹp cho chùa. Phía sau của chùa là cánh đồng trù phú rộng bao la, bát ngát.
Chùa Phúc Lâm là ngôi chùa dát vàng với kêt cấu gồm 2 tầng, cầu thang dẫn lên tầng hai đắp hình rồng uốn lượn. Lan can tầng 2 có những cánh sen lớn đang nở rộ. Và toàn bộ mái của chùa được chạm khắc hình rồng cực kỳ sống động, tỉ mỉ.
Chùa gồm tòa Tiền đường và tòa Thượng điện. Ngoài ra, chùa có 4 tòa tháp Bồ Tát, mỗi tháp có thiết kế 6 cột được trạm trổ, điêu khắc rất cung phu, kỳ công. Các trụ cột được điêu khắc hình phượng uốn lượn gây ấn tượng tới những du khách. Trong khuôn viên của chùa còn có những pho tương Phật lớn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Nhờ kiến trúc đặc sắc chùa Phúc Lâm không chỉ là điểm đến tâm linh cầu bình an và tào lộc mà chùa còn là điểm check-in tuyệt đẹp thu hút thập khách tứ phương.
Phương thức di chuyển đến chùa Phúc Lâm
Chùa Phúc Lâm là một địa điểm cách Hà Nội không quá xa cũng không quá gần chỉ cách tầm khoảng gần 1 giờ đồng hồ di chuyển nên bạn có thể di chuyển bằng rất nhiều cách. Tuy nhiên, 2 phương tiện được sử dụng nhiều nhất, tiết kiệm nhất và thuận tiện nhất chính là xe buýt và xe máy.
Xe khách:
Nếu từ Hà Nội thì bạn có thể bắt xe Hoàng Vinh đi La Tiến sau đó dừng tại ngã tư Ân Thi rồi bắt xe ôm đi một đoạn nữa là đến chùa Phúc Lâm.
Nếu khởi hành từ Hải Dương thì bạn bắt xe buýt số 216 ( là tuyến từ bến xe Hải Dương đến bến xa Triều Dương- Hưng Yên) có đi qua La Mát.
Xe máy:
Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển theo hướng cầu Chương Dương rồi chạy đến vòng tròn Gia Lâm sau đó rẽ phải theo hướng quốc lộ 5 rồi đi thẳng tới ngã tư Phố Nối. Tiếp theo đó, hãy rẽ phải rồi đi thẳng tới cầu Treo rồi rẽ trái theo hướng đi thị trấn Ân Thi. Khi đến đây, chỉ cần đi thẳng một chút tới đoạn ngã tư Ân Thi thì ré trái. Khi đến đây, bạn có thể hỏi đường người địa phương hoặc tra Google Maps để di chuyển tới chùa Phúc Lâm nhanh nhất có thể nhé. Một điều thú vị khi đi xe máy đó là bạn có thể chiêm ngưỡng được nhiều cảnh đẹp cũng như hít được không khí trong lành khi trong quãng đường đi đến chùa Phúc Lâm.
Kinh nghiệm khi đi chùa Phúc Lâm
Nếu bạn muốn đến chùa Phúc Lâm để tham gia lễ hội thì nên đến vào khoảng từ ngày 12 – 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Vào ngày này chùa sẽ tổ chức lễ hội Phù Ủng với nhiều hoạt động đặc sắc. Ngoài ra, còn có các lễ hội vào các ngày 10 – 15 thắng 3 âm lịch là lễ hội đền Mầu, 15 – 17 tháng 3 âm lịch là lễ hội Tân La, 11 – 14 tháng 3 âm lịch là lễ hội đền Ghềnh.
Đối với tất cả các du khách khi đến những nơi trang nghiêm, tâm linh như chùa Phúc Lâm thì nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, nghiêm trang, hạn chế tối đa việc ăn mặc hở hang và phản cảm.
Một điều thú vị ở chùa Phúc Lâm đó là chiều nào cũng có các buổi thuyết giảng từ thầy trụ trì chùa. Vậy nên, hãy ở lại và nghe nhé, những lời trụ trì nói có thể sẽ rất có ích cho bạn đấy. Khi ở lại thì bạn nên đăng kí trước cho nhà chùa để tiện cho nhà chùa sắp xếp chỗ ngồi.
Khi bước vào Chánh điện để dâng hương bắt buộc phải bỏ giày dép ở bên ngoài. Khi đi dạo trong khuôn viên của chùa thì tuyệt đối không được văng tục, chửi bậy, không được ngồi lên tượng để chụp hình để tránh làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chùa.
Hưng Yên có vị trí địa lý là trung tâm đồng bằng Bắc Bộ vì thế khi vào mùa đông xuân thời tiết sẽ rất lạnh. Vì vậy, khi đến du lịch hoặc dâng hương tại chùa Phúc Lâm thì nhớ mặc áo ấm, găng tay, khăn quàng cổ,… để giữ ấm cho cơ thể hạn ngăn chặn việc bị ốm.
Một vài điểm đến tuyệt đẹp gần chùa Phúc Lâm
Chùa Nôm
Chùa Nôm có địa chỉ tại thôn Nôm, huyện Văn Lâm, thành phố Hưng Yên. Chùa Nôm là ngôi chùa có kiến trúc cổ kính và phong cảnh đẹp tuyệt vời, có thể hút hồn di khách khi đến nơi đây. Đặc biệt, vào những ngày đầu năm tết đến xuân về khi du khách đi du xuân thì sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh trăm hoa đua nở cùng với cảnh thanh tịnh, yên bình của chùa. Trong khuôn viên của chùa Nôm cũng có nhiều phong cảnh đẹp như hồ cá, cây cầu, vườn hoa hướng dương, hòn non bộ cũng đẹp không kém phong cảnh của chùa Phúc Lâm nên thỏa sức cho du khách chụp hình sống ảo.
Chùa Chuông
Chùa Chuông có địa chỉ tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Chùa Chuông cũng là một ngôi chùa nổi tiếng tại Hưng Yên với kiến trúc đặc trưng giữa lòng thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông với kiến trúc đặc sắc cùng với vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính thì chùa được ví như kinh thành Huế thu nhỏ của miền Bắc hay “ Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.
Đền Mẫu
Đền Mẫu tọa lạc tại số 2 Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đầu Mẫu thờ Dương Quý Phi của triều Tống và là ngôi đền có lớn nhất và linh thiêng nhất Hưng Yên. Bao quanh chùa là những hàng cây cổ thụ xum xuê cùng với bên cạnh đền là Hồ Bán Nguyệt – với vẻ đẹp hữu tình của hồ có hình dạng nửa vầng trăng. Hàng năm, đền thu hút hàng nghìn di khách tới dâng hương cầu tài lộc, sức khỏe, làm ăn thuận lợi, gia đình con cháu hòa thuận.
Làng Thủ Sỹ
Làng Thủ Sỹ có địa chỉ tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thủ Sỹ là một làng nghề lâu đời nhất Hưng Yên với truyền thống đan đó. Dù trài qua hơn 2 thế kỷ nhưng vẻ đẹp của ngôi làng cũng không hề bị mai một. Đặc biệt, người dân ở làng rất thân thiện và hiếu khách. Chắc chắn làng Thủ Sỹ là địa điểm thú vị đối với các du khách khi đến nơi đây.