Từ lâu, chùa Phù Liễn được biết đến là một chốn danh lam, nơi hành hương lễ Phật của đông đảo các phật tử trong và ngoài tỉnh, nhất là mỗi độ tết đến xuân về. Vậy Chùa Phù Liễn ở đâu, lịch sử của ngôi chùa, cách thức di chuyển như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Phù Liễn ở đâu?

Chùa Phù Liễn tọa lạc tại tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chùa được đặt tên theo tên làng Phù Liễn – một ngôi làng được thành lập từ thời Lý, còn có tên gọi là hương Phù Liễn. Chùa còn có tên khác là “Phù Chân thiền tự” với ý nghĩa là che chở, bảo vệ những điều chân chính, bảo vệ cho người dân nơi đây được bình an, có cuộc sống yên ổn.

Trước kia, chùa được xây dựng gần bờ sông Cầu thuộc khu vực đông bắc xã Phù Liễn, tổng Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ. Nhưng đến năm 1896, ngôi chùa đã được dịch chuyển về vị trí hiện tại do thực dân Pháp xâm lược, bình định tỉnh Thái Nguyên và có ý định xây dựng tòa công sứ ở đây.

Chùa Phù Liễn mang nhiều giá trị tâm linh và tinh thần không chỉ đối với người dân tỉnh Thái Nguyên mà cả nhân dân cả nước nói chung. Trong cuộc khởi nghĩa Yên thế (1884) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), Chùa Phù Liễn đã che chở và nuôi giấu cho nghĩa quân. Năm 1946, tại ngôi chùa này đã đặt hòm phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Năm 1947, Ty Liêm Phóng (sở Công an Thái Nguyên) đã đặt trụ sở làm việc tại chùa Phù Liễn. Năm 1953, chùa Phù Liễn  được Tỉnh ủy – UBND tỉnh Thái Nguyên chọn làm nơi tổ chức Lễ Truy điệu và cầu siêu cho Nguyên soái Stalin. Năm 2007 tại Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 2, chùa Phù Liễn đã được quyết định là Trụ sở Phật giáo của tỉnh. Từ đó đến nay, chùa Phù Liễn đã trở thành một địa điểm du lịch tâm lịch, thu hút rất nhiều khách thập phương ghé thăm.

Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu Chầu Bé Bắc Lệ là ai? Khám phá sự tích đền Chầu Bé Bắc Lệ

chua-phu-lien

Lịch sử hình thành Chùa Phù Liễn

Chùa Phù Liễn là nơi gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Phù Liễn đã bị phá hủy rất nặng nề, chỉ còn lại ngôi Pháp sư tổ và một phần nhỏ của nhà thờ Thánh Mẫu.

Đến năm 1975 và 1996, qua quá trình tôn tạo với quy mô lớn, chùa đã được phục dựng bao gồm: Nhà Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà thờ Tổ, khu vườn tháp cổ cùng tượng Phật Bà Quan Âm linh diệu tại sân chùa. Xung quanh mỗi khu đều có cây xanh mát cùng hoa kiểng tạo nên một không gian thanh tịnh, bình yên, đúng chất của chốn tâm linh, thiền định. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ được bức đại tự gắn chữ bằng vàng, có khắc “Linh sơn phúc địa”, với ý nghĩa là núi thiêng, đất lành. Năm 2007, ngôi Tổ đường của chùa đã được xây dựng lại dưới sự góp sức của chính quyền các cấp, nhân dân và các phật tử gần xa.

Kiến trúc chùa Phù Liễn

Chùa có không gian khá rộng rãi với diện tích khoảng 7000m2 với rất nhiều cây cổ thụ. Chùa Phù Liễn rất phù hợp để du khách tìm lại chốn bình yên, thả hồn vào không gian. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ tro cốt của các vị chủ trì tại chùa ở 2 tòa bảo tháp. Đến với chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc hết sức công phu. Từ những cây cột, mái chùa hay các bậc tam cấp đều mang những vẻ đẹp riêng, tạo nên một không gian vô cùng an nhiên, tự tại. Tất cả cảnh sắc thiên nhiên, các khu nhà trong chùa đều mang đậm chất xưa cũ, hoài niệm.

Ngày nay, chùa Phù Liễn trở thành một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách đến viếng thăm. Đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về văn hóa bản địa, những nét truyền thống lâu đời và có thể cảm nhận trọn vẹn bản sắc của vùng đất Thái Nguyên. Có câu ca cổ nói về Phù Liễn rằng:

Khi Mỏ Bạch, khi Xương Rồng

Khi Phù Liễn tự, khi Đồng Mỗ am.

Lễ hội chùa được tổ chức vào ngày nào?

Hàng năm, cứ vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, nhân dân địa phương cùng các Tăng ni, Phật tử và đồng bào trên cả nước lại nô nức về chùa Phù Liễn dự hội. Lễ chùa được tổ chức vào đầu xuân năm mới nên lượng khách đến dâng hương rất đông, cầu nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Đến với chùa, mọi người đều thành tâm hướng về nơi cửa thiền và thành tâm lễ bái các vị chư Phật. Bên cạnh đó, đến với chùa Phù Liễn, bạn không chỉ hòa mình vào lễ hội, thăm viếng, du xuân cầu phúc cầu tài mà còn được tham gia rất nhiều hoạt động khác như chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình thơ, đọc văn… Những hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống của người dân Thái Nguyên và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Thái Nguyên mỗi độ tết đến xuân về.

Cùng Decor Hà Nội khám phá đền Bảo Lộc – Ngôi đền thiêng ở vùng đất quê hương Đức Thánh Trần 

Phương thức di chuyển đến Chùa Phù Liễn

Chùa Phù Liễn tọa lạc tại tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km. Tùy vào sự thuận tiện cho việc di chuyển,  du khách có thể lựa chọn xa máy, ô tô hay xe khách để đến chùa.

Đối với xe máy và ô tô, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:

Từ thủ đô Hà Nội chạy theo hướng ra Võ Chí Công, qua cầu Nhật Tân, đi Võ Nguyên Giáp, rồi rẽ phải đi QL18, nhập vào đường cao tốc thủ đô Hà Nội – Thái Nguyên.
Từ đây, bạn đi thẳng là tới QL3,  rẽ phải qua đường Quang Trung – Hoàng Văn Thụ là tới chùa Phù Liễn.
Quãng đường này kéo dài 86km. Để đi đến chùa, bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng 30 phút

Đối với xe khách

Bạn có thể bắt xe tại các bến lớn của Hà Nội như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát. Giá xe từ Hà Nội – Thái Nguyên dao động từ 100 – 150/người . Các hãng xe khách  đến Thái Nguyên mà bạn có thể tham khảo là:nhà xe Tân Đạt, nhà xe Việt Anh (bến xe Mỹ Đình),  nhà xe Thanh Thủy (bến xe Giáp Bát), nhà xe Trường Đạt (bến xe Nam Thăng Long),…

Những lưu ý khi đến chùa Phù Liễn

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn nên chọn trang phục đơn giản, lịch sự, kín đáo, không nên ăn mặc quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa. Ngoài ra, để thuận tiện trong quá trình di chuyển, vãn cảnh và lạy phật, bạn cũng nên chọn đi giày thấp hoặc dép sao cho phù hợp. Đến chùa, bạn nên ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, không gây mất trật tự, thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc của ngôi chùa. Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa. Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Khi đến chùa, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Bạn nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Điều quan trọng khi đến đây là tấm lòng thành kính của mỗi người hướng đến đức Phật.

Phù Liễn đã trở thành một trong những di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh và là một trong những địa điểm trung tâm Phật Giáo không chỉ của vùng đất Thái Nguyên, mà cả nhân dân phía Bắc và nhân dân cả nước. Nơi đây tạo nên một địa điểm tâm linh lành mạnh, nâng cao văn hóa tinh thần cho mọi người.  Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về chùa Phù Liễn ở đâu, lịch sử hình thành và cách thức di chuyển. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *