Chùa Nôm được coi là biểu tượng của “phố hiến ngàn năm” với lối kiến trúc cổ xưa. Nơi đây lưu giữ những pho tượng có niên đại hàng trăm năm. Bài viết dưới đây, Decor Hà Nội sẽ cung cấp một số thông tin về Chùa Nôm ở đâu, lịch sử hình thành thế nào, kiến trúc và những lưu ý khi đến chùa. Cùng theo chân Decor Hà Nội khám phá chùa Nôm qua bài viết sau đây.
Chùa Nôm ở đâu?
Chùa Nôm hay còn gọi là chùa Linh Thông cổ tự, được tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ở phía Tây, chùa Nôm giáp với huyện Gia Lâm – Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương. Chùa còn giáp với Bắc Ninh ở phía Bắc. Có thể nói, ngôi chùa được nằm ở vị trí rất thuận tiện để du khách tới vãn cảnh. Từ bao đời nay, thuộc quần thể di tích làng Nôm, chùa Nôm vẫn còn lưu giữ được nhiều nét xưa. Chùa Nôm hiện còn rất nhiều pho tượng cổ nhất Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa mang đầy đủ những nét kiến trúc văn hóa Phật giáo từ thế kỉ XVIII.
Bạn xem qua Đền Và Sơn Tây. Địa điểm du lịch tâm linh Hà Nội
Lịch sử hình thành
Không ai còn nhớ chính xác ngôi chùa được xây dựng từ khi nào. Theo như hai tấm bia lớn còn được lưu giữ ở đây, chùa Nôm được xây dựng vào năm 1680 với những nét kiến trúc cổ kính và lưu giữ nhiều pho tượng cổ nhất ở Bắc Bộ. Vào cuối thế kỷ XVIII, thời Cảnh, ngôi chùa đã được người dân địa phương trùng tu, xây dựng thêm gác chuông và mở ra hai dãy hành lang.
Đến thời nhà Nguyên, chùa Nôm tiếp tục được tu sửa. Trải qua rất nhiều thăng trầm, ngôi chùa vẫn mang trong mình nét độc đáo riêng. Bên cạnh đó, ngôi chùa còn nhiều câu chuyện huyền tích thiêng liêng, thu hút nhiều du khách đến thăm.
Ngôi chùa còn gắn với một truyền thuyết xưa từ thời Hai Bà Trưng. Theo như các cụ cao niên trong làng kể rằng, xa xưa có một thầy sư đang ngủ ở chùa Dâu. Bỗng nhiên giữa đêm, vị sư nhìn thấy từ phía Nam phát ra một ánh hào quang. Đi theo ánh hào quang đó, vị sư được dẫn ra rừng thông. Với niềm tin trời Phật ban phước lành, thầy sư đã cho xây dựng ngôi chùa tại đây và lấy tên là Linh thông cổ tự.
Cùng Khám phá chùa Tiêu Sơn – ngôi chùa nghìn tuổi tại Bắc Ninh
Chùa Nôm Hưng Yên thờ ai?
Cũng như những ngôi chùa khác, chùa Nôm có ban chính là nơi thờ Đức Phật, Quan Âm Bồ Tát ở lầu Quan Âm. Ngoài ra, chùa cũng thờ những vị thần linh khác trong khuôn viên như: Đức ông, thánh mẫu… cùng với đó là hàng trăm pho tượng các vị thần như: Thập Bát La Hán, Bát Bộ Kim Cương…
Hàng năm, chùa tổ chức các lễ lớn như: Đại lễ phật đản, lễ Vu Lan,… Bên cạnh đó, các hoạt động ý nghĩa như: thả cá phóng sinh, nghe các sư thầy thuyết giảng,…. Cũng được tổ chức để giúp người dân hiểu hơn về Phật giáo.
Kiến trúc chùa Nôm
Vẻ đẹp cổ kính và lối kiến trúc vô cùng ấn tượng
Chùa Nôm mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề thế. Được thiết kế theo hình chữ Đinh với ý nghĩa cho sự kiên định, vững vàng. Ngôi chùa có diện tích khuôn viên là 8ha bao gồm: vườn tháp, lầu quan âm. Đến với ngôi chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, an yên mang đậm nét đẹp của làng quê Việt Nam.
Chùa Nôm được thiết kế với lối kiến trúc hết sức công phu và sáng tạo. Mái chùa được lợp bằng mái cong với màu trầm của gỗ, xung quanh được trạm trổ những nét hoa văn hết sức tinh xảo. Điểm nhấn của đỉnh chóp mái là hình phù điêu rồng rất tinh tế, toát lên tài hoa của người nghệ nhân xưa.
Sau khi bước qua cánh cổng chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian xung quanh lầu chuông và lầu trống được thiết kế đối diện nhau. Hồ nước xanh đặt cạnh lầu chuông tạo nên một không gian rất yên bình, tựa như một bức tranh thủy mặc. Và nổi bật giữa mặt hồ là Lầu Quan Âm đẹp tựa như một đóa sen trắng khổng lồ. Cảnh vật xung quanh chùa khiến người ta cảm thấy khoan khoái, thanh thản lạ thường.
Hệ thống tượng phật lâu đời
Khi đến thăm chùa Nôm, bạn không chỉ cảm nhận được sự bình yên, thanh tịnh của ngôi chùa mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều di vật quý báu. Hiện tại, chùa Nôm được ước tính có 122 pho tượng cổ được làm bằng đất nung có tuổi đời hàng trăm năm. Ngôi chùa nổi tiếng gần xa cũng bởi vì sở hữu những pho tượng lâu đời đó. Đến với chùa, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng các pho tượng cổ như: tượng A Di Đà, Phật bà, Tam thánh, Tam thế, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán,… Các bức tượng được khắc họa với những cử chỉ, biểu cảm vô cùng sinh động bao gồm Tam Thánh, Tam Thế, A Di Đà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán… với màu sắc, kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Có những pho tượng cao trên 3m nhưng đôi khi chỉ to bằng nắm tay. Mỗi bức tượng lại mang vẻ đẹp riêng, thể hiện tài hoa và tâm huyết của người nghệ nhân.
Khu vực Cổng tam quan cổ kính
Bạn sẽ phải đi qua cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng nếu muốn vào chùa. Đây là cây cầu cổ có tuổi đời hơn 200 năm in bóng hình dưới dòng sông Nguyệt Đức càng tôn lên dáng vẻ độc đáo của ngôi chùa. Bước qua cây cầu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh cổng tam quan cổ kính. Cổng tam quan tại chùa Nôm được tôn vinh là chiếc cổng tam quan to và đẹp nhất nhì vùng Đông Nam Á. Cổng được làm bằng gỗ nâu, bên trên mái đỏ vảy cá mang đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ. Vào tháng 2 năm 1994, Chùa Nôm đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia”.
Lễ hội chùa Nôm diễn ra vào thời gian nào?
Hàng năm, vào ngày mùng 10, 11, 12 tháng Giêng, hội chùa Nôm được tổ chức rất long trọng. Đến chùa vào dịp này, du khách có thể chiêm ngưỡng ngày lễ rước nước, nghi thức bao sái cho thành hoàng. Trong phần lễ, các nghi thức đều được tổ chức uy nghi, theo đúng truyền thống xưa. Bạn có thể tham gia rất nhiều hoạt động trải nghiệm vô cùng hấp dẫn. Kết thúc phần lễ, nhà chùa thường tổ chức tiệc cỗ chay để mời các phật từ và du khách gần xa đã về dâng hương, tham quan chùa.
Phương thức di chuyển
Đối với phương tiện cá nhân, từ trung tâm Hà Nội đến chùa Nôm khoảng 30km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô. Lộ trình như sau: dọc theo quốc lộ 5 đi thẳng tới địa phận tỉnh Hưng Yên. Đến trung tâm huyện Văn Lâm, bạn chạy tầm 3km sẽ đến làng Nôm và cuối cùng là đến chùa Nôm. Lưu ý: Do ngôi chùa tọa lạc khá sâu, phải mất đoạn khá dài di chuyển mới tới chùa, đường đi ngoằn ngoèo, sẽ thuận tiện hơn nếu bạn di chuyển bằng xe máy.
Đối với xe bus, bạn chỉ cần tra rõ các tuyến xe bus chở đến chùa Nôm và chọn tuyến phù hợp nhất với mình. Từ bến xe Giáp Bát, bạn có thể bắt xe 208 hoặc 209 (Tuyến Hà Nội – Hưng Yên) đến ngã 4 Như Quỳnh. Bạn tiếp tục với tuyến số 01 Lương Tài đến ngã rẽ vào làng Nôm. Tại đây, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe ôm chạy vào trong chùa. đều đưa bạn đến chùa Nôm.
Những lưu ý khi đến chùa Nôm Văn Lâm Hưng Yên
Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn nên chọn trang phục đơn giản, lịch sự, không nên ăn mặc quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
Đến chùa, bạn nên ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, không gây mất trật tự, thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc của ngôi chùa.
Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Trên đây là bài viết giới thiệu về Chùa Nôm, lịch sử hình thành, kinh nghiệm đi chùa. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé.