Giữa lòng thành phố Hà Nội nhộn nhịp, có một chùa Hưng Ký bình yên đến lạ. Vậy chùa Hưng Ý ở đâu, lịch sử hình thành và phát triển, kiến trúc và cách thức di chuyển thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Hưng Ký ở đâu?

Chùa Hưng Ký là ngôi chùa cổ tọa lạc tại ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chùa còn có tên chữ là Vũ Hưng tự, hiệu là Võ Hưng Truyền Am.

Chùa Hưng Ký xuất hiện vào cuối vương triều Nguyễn và được đánh giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Nét đặc biệt của chùa Hưng Ký so với những ngôi chùa khác là sự kết hợp hài hòa giữa lối trang trí hiện đại bằng chất liệu gốm sứ với phong cách kiến trúc cổ truyền đã tạo nên nét riêng, có một không hai trong lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Đến năm 1992, ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng bảo tồn và hiện nay, chùa do Ni sư Thích Từ Ân trụ trì.

Có thể bạn chưa biết tới nơi này: Đền Ghềnh – Khám phá  địa điểm tâm linh ở Hà Nội thu hút du khách thập phương

chua-hung-ky

Lịch sử hình thành và phát triển

Theo tương truyền, vào năm Bảo Đại thứ tám tức năm 1932, Chùa Hưng Ký đã được khởi công do ông bà Hưng Ký bỏ tiền xây dựng. Trần Văn Thành (tức Hưng Ký) là một tín đồ Phật giáo, và là doanh nhân lớn quê ở làng Hoàng Mai. Tình hình kinh doanh làm ăn phát đạt, ông đã cho xây dựng ngôi chùa trên mảnh đất phía bắc làng Hoàng Mai,   bằng những nguyên liệu gốm sứ độc nhất vô nhị khác hẳn với những ngôi chùa khác. Chùa được xây dựng với diện tích lên đến 3.000m2 với các công trình kiến trúc có thể kể đến như: Tam Bảo, Tam Quan, Phật điện, nhà thờ tổ được tổ chức rất hợp lý và thuận tiện cho các Phật tử trong quá trình hành lễ.

Chính vì vậy, chùa Hưng Ký đã được lấy tên theo người tạo dựng lên chùa. Trải qua hơn 80 năm hình thành, phát triển và hai cuộc chiến tranh tàn khốc của dân tộc, chùa Hưng Ký vẫn giữ được những nét độc đáo, có một không hai. Công trình Phật giáo này tựa như một bông hoa quý, trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng vẫn tỏa ngát sắc hương  giữa lòng thành phố.

Kiến trúc chùa Hưng Ký

Đầu tiên là cổng tam quan của chùa được thiết kế hai tầng với 8 mái, tầng trên cùng là gác chuông. Cổng chính giữa gồm tứ trụ, được khắc chạm hình chim phượng. Hai mặt cổng phụ đắp phù điêu hình voi ngựa. Ở các mặt trụ của cổng chùa đều có câu đối chữ Hán hoặc chữ Nôm được tráng bằng sứ tráng men. Ở phía dưới lầu chuông có câu đối chữ Nôm mô tả cảnh chùa như sau:

“Đứng thử trông đất lành chim đậu, vui vẻ nhất Long đô, có phải Kẻ Mơ miền lạc thổ,

Gặp đương buổi sông lở cát bay mù mịt trong thế giới đâu bằng cửa Phật chốn danh lam.”

Qua khoảng sân rộng là tới tòa Tam Bảo. Tòa Tam Bảo của chùa Hưng Ký được thiết kế có dạng chữ Đinh với ba gian, bao gồm: Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện. Mái chùa được lợp ngói ống, có gắn chữ “Thọ”. Chính giữa của nóc mái có chiếc nậm đựng nước cam lồ của Phật, dùng để rảy xuống trần gian cứu giúp dân chúng. Các đề tài trong truyện Tây Du Ký được trang trí ở phần cổ diêm. Nơi đây miêu tả lại 81 khổ bạn của thầy trò Đường tăng trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh.

Hai tòa Thập điện Diêm Vương được khắc họa tại hai gian đầu hồi, miêu tả chân thực cảnh sắc nơi trần gian và ngục tối. Mỗi bên động có 5 vị Diêm vương, 2 vị Thiên vương được xây dựng do một nghệ nhân có tây nghề của làng gốm Bát Tràng. Thập điện Diêm vương có  ba phần, ba cảnh khác nhau. Tòa Diêm vương ngồi phán xét người phạm tội ở tầng giữa. Tầng dưới là địa ngục giam cầm những người đã phạm vào những điều răn cấm kỵ của nhà Phật. Tầng trên là cảnh hoan hỷ của những người  ăn ở tốt, phúc hậu ở kiếp trước.

Chính giữa của Phật Điện có tượng Phật A Di Đà, ngồi ở tư thế thiền định theo lối kiết già và được đặt tên tòa sen với vẻ mặt hiền lành. Bức tượng có chiều cao là 3,86m với phần bệ gạch cao 1,3m. Đây là bức tượng to lớn và đồ sộ nhất. Trước tượng A Di Đà là tượng đức Di Lặc, thay thế Thích Ca cai quản chúng sinh. Tượng Di Lặc với khuôn mặt đầy đặn, miệng cười lớn trong tư thế ngồi và bụng phệ.

Tượng đức Quan Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt ở phía trước Phật điện, tạc bằng gỗ và có chiều cao 3,3m, đứng trước tòa sen đặt trên bệ gạch cao 0,56m. Tượng Quan Âm đầu đội mũ pháp sư, mình quấn cà sa đứng ở tư thế giơ tay. Còn tượng Đại Thế Chí tay cầm bình nước cam lồ.

Chùa Hưng Ký là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc và các vật liệu xây dựng hiện đại. Mặc dù ra đời muộn nhưng lại là ngôi chùa có một không hai trong lịch sử kiến trúc của Phật giáo Việt Nam. Đây thực sự là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, sử dụng chất liệu gốm nung có men, từ nóc mái đến tường trụ, từ tam quan của chùa đến các công trình khác đều được khắc hoa văn tinh xảo và thể hiện được tâm huyết cung như tài nghệ của những người nghệ nhân xưa.

Phương thức di chuyển

Chùa Hưng Ký tọa lạc gần cuối ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Nếu xuất phát từ hồ Gươm, du khách đi về phía chợ Mơ, rẽ trái về phố Minh Khai. Ngõ Hưng Ký ở số nhà 228. Đi vào ngõ thêm khoảng 300m là đến chùa. Do chùa nằm trong ngõ nên để tiện lợi trong quá trình di chuyển nếu du khách có phương tiện cá nhân thì du khách nên gửi xe ở ngoài rồi đi bộ vào trong chùa.

Nếu sử dụng phương tiện xe bus để đi tới chùa, du khách nên tham khảo lộ trình các tuyến xe bus như 19, 24, 03B, 52A hoặc 52B.

Có thể bạn chưa biết: Sự tích Đền Cấm Lào Cai – ngôi đền Cô Bé Cấm Sơn linh thiêng

Những lưu ý khi đến chùa Hưng Ký

Mác dù chùa Hưng Ký xây dựng các đây chưa lâu nhưng lại có sức hút vô cùng lớn bởi kiến trúc độc đáo, đa dạng. Hàng năm, cứ vào dịp lễ tết, ngày Rằm hay mùng một rất nhiều du khách đến chùa vãn cảnh, chiêm bái, cầu mong cho một năm mới mạnh khỏe, bình an, gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý.

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn nên chọn trang phục đơn giản, lịch sự, kín đáo, không nên ăn mặc quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa. Ngoài ra, để thuận tiện trong quá trình di chuyển, vãn cảnh và lạy phật, bạn cũng nên chọn đi giày thấp hoặc dép sao cho phù hợp.
Đến chùa, bạn nên ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, không gây mất trật tự, thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc của ngôi chùa.
Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Khi đến chùa, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Bạn nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Điều quan trọng khi đến đây là tấm lòng thành kính của mỗi người hướng đến đức Phật. Nếu đền Mẫu, bạn có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng nên chọn những thức đồ đơn giản như gà, giò.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về chùa Hưng Ký ở đâu, lịch sử hình thành và cách thức di chuyển. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *