Chùa Hoằng Pháp là một địa điểm thu hút nhiều tín đồ Phật giáo ở khắp nơi đến tham quan và trải nghiệm. Vậy chùa Hoằng Pháp ở đâu, lịch sử hình thành, kiến trúc, phương thức di chuyển cũng như kinh nghiệm khi đền chùa Hoằng Pháp như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vị trí địa lý chùa Hoằng Pháp
Hoằng Pháp là ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 6 hecta thuộc hệ phái Bắc Tông cách trung tâm quận 1 khoảng 20km cụ thể chùa được tọa lạc tại số 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn có quan tâm Khám phá chùa Đậu Thường Tín – một địa điểm tâm linh với bề dày lịch sử gần 2000 năm
Lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp ban đầu là một cánh rừng chồi và được Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập vào năm 1957 và sau khoảng hai năm khai phá ông mới bắt tay vào xây dựng chùa vào năm 1959. Ông xây chùa bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay hướng về phía Tây Bắc.
Năm 1965, chiến tranh nổ ra tại Đồng Xoài, Thuận Lợi và sau đó Hòa thượng trụ trì đã đón nhận hơn 60 gia đình về nuôi dưỡng tại chùa trong vòng 8 tháng, mua đất xây 55 căn nhà cho đồng bào định cư.
Năm 1968, chùa thu hút được một lượng lớn Phật từ từ khắp nơi đến vì nhờ làm các hoạt động từ thiện. Trụ trì đã thành lập nên viện Dục Anh và tiếp nhận nuôi dạy hơn 365 em nhỏ.
Năm 1971, do số lượng Phật tử ngày càng đông nên trụ trì chùa lúc bấy giờ là Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã quyết định xây thêm mặt tiền chánh điện dài 28 mét để đáp ứng đủ chỗ cho các Phật tử trong việc học đọc, lễ bái.
Sau 30/04/1975, có nhiều trẻ em được người thân nhận về nên viện Dục Anh được dùng để nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, gia cảnh khó khăn không nơi nương tựa.
Năm 1995, chùa được trùng tu, cải tạo lại khu cánh điện.
Năm 1999, chùa có nhiều hoạt động đặc biệt là tổ chức khóa tu hoàn toàn miễn phí cho các Phật tử và thu hút nhiều người quan tâm, ủng hộ. Và cho đến nay, chùa vẫn thu hút hàng nghìn người tham dự trong mỗi khóa tu.
Kiến trúc chùa Hoằng Pháp
Cổng Tam Quan
Chùa Hoằng Pháp đã được xây dựng hơn nửa thế kỷ thế nhưng theo thời gian, trải qua nhiều thăng trầm với nhiều lần tu bổ, nâng cấp chùa vẫn giữ được nét cơ bản vốn có ban đầu, có mộc mạc, có sang trọng, vừa có nét truyền thống vừa có nét hiện đại vô cùng độc đáo.
Khi từ ngoài đi vào bạn phải đi quả cổng được gọi là cổng Tam Quan, tên cổng có chữ quốc ngữ có đề chữ “ Chùa Hoằng Pháp” và hai bên là hai cổng phụ với những câu đối được viết bằng tiếng Việt là “ Từ Bi” và “ Trí Tuệ”. Mỗi tên đều có ý nghĩa riêng nhưng chung quy lại đều hướng con người tới những điều tốt đẹp, những việc thiện, điều lành.
Cổng chùa được thiết kế bằng các đường cong cách điệu có nét góc cạnh chứ không uốn lượn mềm mại, mái cổng có hai tầng được lợp bằng ngói, uốn cong đầu đao ở hai đầu.
Khuôn viên chùa Hoằng Pháp
Khi đi qua cồng Tam Quan là sẽ tới khu vực khuôn viên chùa Hoằng Pháp với một không gian thoáng đãng, bát ngát cây xanh bao phỉ với cách tạo hình cực kỳ cuốn hút người nhìn. Đứng ở khuôn viên nhìn xa ra một chút ta sẽ thấy tòa đại diện với mái ngói đỏ gồm 2 tầng, 8 mãi được đỡ bởi hệ thống cột cái, cột quân vững chắc.
Chánh Điện
Trong công cuộc tu bổ và sửa chữa năm 1993, khu vực chánh điện của chùa Hoằng Pháp được nâng lên có chiều dài 42m, chiều ngang 18m và nâng tổng diện tích của chùa lên 756m2. Chánh điện được thiết kế theo hình chữ công, toàn bộ nền, móng, mái, cột, trần,… được thi công một cách chắc chắn, đúc bê tông kiên cố.Hai bên chánh điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang với vẻ mặt cương nghị, thân hình khỏe mạnh mang dáng dấp của người lực sĩ.
Các điểm nhấn kiến trúc đặc sắc khác
Phía bên phải chánh điện: Là hòn non bộ với tổng chiều dài lên đến 20m và chiều cao khoảng 10m nằm bên trên một hồ nước. Nằm ngay chính giữa hồ là bức tượng Quan Thê Âm Bồ Tát cao 5m. Tiếp đó là tháp Phổ Độ là nói để tro cốt của thập phương bá tánh.
Phía bên trái chánh điện: Là công trình tháp Nhị Nghiêm, kiến trúc của tháp có nhiều nét chấm phá đặc sắc tại chùa Hoằng Pháp. Tháp Nhị Nghiêm là nơi an nghỉ của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử – người đặt nền móng và xây dựng nên ngồi chùa. Tháp có thiết kế hình tròn, cao ba bậc, càng lên cao thì vòng tròn càng thu hẹp lại. Phía bên trên là tòa tháp hình vòm, trên đỉnh có chữ “ Vạn” biểu tượng cho sự vĩnh hằng.
Phía sau chánh điện: Là tăng đường được dùng để giảng dạy các Phật tử trong chùa có sức chứa lên đến 300 người.
Phương thức di chuyển
Chùa Hoằng Pháp cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh một quãng đường khá xa, nhưng đường đi đến chùa rất thuận tiện, không hề khó đi một chút nào. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe buýt, ô tô đều được.
Nếu để tiết kiệm nhất bạn có thể đi bằng xe buýt. Để tới chùa Hoằng Pháp bằng xe buýt bạn nên bắt tuyến bus số 04, 13, 74, 94 hoặc có thể bắt các tuyến có trạm dừng ở gần chùa Hoằng Pháp nhất.
Khi di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì nên xuất phát từ chợ Bến Thành sau đó bạn di chuyển dọc theo đường Trương Định đi hướng về phía kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, rồi tiếp đó đi thẳng vào đường Trường Sa. Từ đường Trường Sa bạn tiếp tục chạy thẳng về hướng đường Cộng Hòa rồi đến đường Trường Chinh rồi tiếp tục cho đến khi qua hầm chui An Sương, đến đây là đã đến được đường Xuyên Á tức là quốc lộ 22. Đến đây, chỉ cần đi một đoạn ngắn nữa để đến được địa phận xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Khi đến đây đường khá là ngoằn ngoèo vậy nên bạn có thể tra Google Maps để đến nơi nhưng Decor Hà Nội khuyên bạn nên hỏi đường người dân địa phương bởi họ biết đường nào đi nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Kinh nghiệm tham quan chùa Hoằng Pháp Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm mà Decor Hà Nội đã tổng hợp được:
Nếu chùa cách bạn một quãng đường khá xa thì nên tìm hiểu kỹ địa chỉ, nên đi đường nào cho nhanh nhất vì để tránh bị lạc đường.
Thông thường chùa Hoằng Pháp mở cửa từ lúc 5 giờ sáng và đóng cửa lúc 8 giờ tối vậy nên hãy chú ý thời gian nhé.
Đối với tất cả các nơi linh thiêng, tâm linh bao gồm cả chùa Hoằng Pháp bạn cần mặc quần áo trang nghiêm, không được quá lố lăng, quá ngắn hoặc hở hang, không nên mặc đồ bó sát. Và khi bước chân vào khuôn viên của chùa bạn cần phải giữ yên lặng, ăn nói có chừng mực, tránh ăn nói cười quá to và không được văng tục chửi bậy để giữ được sự thanh tịnh và yên bình cho chùa và để tránh làm phiền những người xung quanh.
Nếu bạn muốn đến chùa Hoằng Pháo để cầu may mắn, cầu tài lộc thì bạn nên tìm đến cây vô ưu hay còn gọi là cây sala để cầu. Để lời cầu được linh nghiệm nhất thì hãy nên đến vào khoảng tháng 2 đến tháng 5 vì đó là khoảng thời gian sala nở rộ nhất, tỏa hương thơm nhất.
Cách sắm lễ khi đến chùa Hoằng Pháp
Khi sắm lễ đến chùa Hoằng Pháp chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh xốp, hoa quả, chè,… không được sắm lễ mặn.
Mâm hoa quả bao gồm các loại quả như dưa hấu, bưởi, táo, dứa, nho, xoài, thanh long, phật thủ,…
Hoa nên mang đến chùa là hoa tươi như hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,… tuyệt đối không được dùng các loại hoa dại.
Bạn có thể xem thêm Căn là gì? Dấu hiệu nhận biết người có căn đồng số lính và những việc cần làm