“Ai về Quế Võ Bắc Ninh

 Thăm ngôi chùa nhỏ đậm tình quê hương

Diên Quang – Làng Guột thân thương

 Linh hồn dân tộc, mái trường tu tâm”

Bắc Ninh là vùng đất cổ nơi truyền bá phật giáo hàng đầu Việt Nam do đó nơi đây nỏi tiếng với nhiều ngôi chùa cổ kính, thiêng liêng. Trong đó, chùa Diên Quang là ngôi cổ tự nổi tiếng đại diện cho nét đẹp tâm lình vùng đất Kinh Bắc. Vậy chùa Diên Quang ở đâu, lịch sử hình thành, kiến trúc ra sao? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Diên Quang ở đâu?

Chùa Diên Quang hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là chùa Guột – là một địa điểm tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng và thiêng liêng nhất của xứ Kinh Bắc. Chùa Diên Quang là một ngôi cổ tự có tuổi đời lên đến hàng nghìn năm, trải qua nhiều thăng trầm, sự kiện trọng đại của đất nước, minh chứng cho sự phát triển của đất nước nói chung và nền văn hóa tâm linh nói riêng. Chùa Diên Quang tọa lạc tại thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Một điểm đặc biệt lưu ý rằng chùa Diên Quang rất hay bị nhầm với chùa Linh Quang ở Điện Biên Phủ và ở Khánh Hòa hay chùa Diên Phúc ở Quảng Thái – Quảng Xương – Thanh Hóa. Những ngôi chùa này có tên gọi dễ gây nhầm lẫn với chùa Diên Quang vì vậy hết sức chú ý nhé.

Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và khám phá Đền Tranh – Kinh nghiệm đi ngôi đền linh thiêng “cầu gì được nấy”

chua-dien-quang-bac-ninh

Lịch sử hình thành chùa Diên Quang

Theo sử sách ghi lại, ngôi chùa Diên Quang bắt đầu được xây dựng và hình thành từ thời nhà Lý và cho đến nay chùa đã có niên đại lên đến hàng ngàn năm tuổi. Ban đầu chùa được xây dựng trên một mảnh đất nhỏ có diện tích vỏn vẹn chỉ 4500 mét vuông và chùa được đặt tên là chùa Guột. Bởi vì Bắc Ninh là vốn là nơi khởi nguồn của phật giáo nên từ lúc thiết kế đến lúc xây dựng chùa chú trọng nhất, tỉ mỉ nhất là ngôi Tam Bảo. Thuở sơ khai, chùa không có hòa thượng trù trì chùa nên chùa được các cụ già trong vùng thay nhau trông nom, dọn dẹp, hương nhang, thờ cúng.

Theo dòng thời gian, chùa đã bị xuống cấp hư hỏng nặng nề ở một số hạng mục. Vậy nên vào năm 1990, người dân trong vùng đã kêu gọi mọi người khắp nơi công đức sau đó chùa được tu sửa lại để phục vụ nhu cầu tâm linh của mọi người. Tuy nhiên, do kinh phí không cho phép cũng như không có đất để mở rộng nên dù chùa Diên Quang mới được tu sửa lại nhưng nhìn cũng chỉ giống như những ngôi nhà cấp bốn bình thường, không có gì nổi bật, đặc sắc.

Mãi cho đến năm 2007, nhà sư Đại Đức Thích Tâm Quán đã về và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa. Ông đã đứng lên kêu gọi người dân quanh vùng cũng như các con nhang Phật tử ở khắp mọi miền đất nước quyên góp để xây dựng lại chùa. Sau một khoảng thời gian, chùa đã mang một diện mạo mới, quy mô được mở rộng từ 4500 mét vuông lên đến 17000 mét vuông cùng với đó là các công trình kiến trúc của một ngôi chùa. Và cũng từ thời điểm này, chùa được đổi tên từ chùa Guột thành chùa Diên Quang.

Kiến trúc chùa Diên Quang

Cổng tam quan của chùa được thiết kế khá đơn giản với 4 trụ cột được xây dựng bằng gạch và trát xi mặng sau đó sơn đỏ lên. Bên trên là những đài sen vàng đại diện cho Phật giáo. Mỗi trụ cột đều được khắc những dòng thơ bằng chữ quốc ngữ. Bắc qua 2 trụ cột chính ở giữa là tấm biển ghi tên chùa Diên Quang.

Bước qua cổng tam quan, sẽ đến khuôn viên của chùa. Trước kia, bao xung quanh chùa là toàn bộ ao, hồ, ruộng của người dân. Sau đó, đã lấp hết đi để lấy đất xây chùa. Bên trong khuôn viên chùa khá rộng rãi và thoáng mát, khang trang rộng hơn rất nhiều so với thuở sơ khai. Nền sân của chùa được lát xi măng bằng phẳng, xung quanh được trồng nhiều cây xanh tạo không khí trong lành, tươi mát. Trong sân của chùa còn có đặt một bức tượng Phật khá to. Dọc 2 lối đường đi dẫn vào tòa Tam Bảo là 2 dãy tượng Phật bà Quan Âm, tượng Phật Di Lặc với nét mặt hiền từ, phúc hậu góp phần tạo nên vẻ trang nghiêm cho ngôi chùa.

Tiếp đó, là khu vực chánh điện. Khu vực này được xây dựng cao hơn so với các khu khác và mang đậm phong cách kiên trúc thời nhà Lý. Phần mái chùa khu vực này được thiết kế 2 tầng mái, được lợp bằng ngói đỏ vảy cá. Phần góc mái được uốn cong lên trời, khắc hình đầu rồng nhìn vô cùng uy nghiêm và mạnh mẽ. Phía trước của tòa chánh điện là nơi thờ tôn thường Tam Thánh.

Phương thức di chuyển

Chùa Diên Quang Bắc Ninh cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km và cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 13km. Do vậy, phương thức di chuyển đến nơi đây cũng rất đa dạng. Sau đây, Decor Hà Nội sẽ gợi ý lộ trình di chuyển thuận tiện nhất cho bạn. Xuất phát từ thành phố Bắc Ninh: từ trung thâm thành phố du khách đi về phía Tây, hướng về đường Nguyễn Đăng Đạo. Qua vòng xuyến ngã 6  thì rẽ vào đường Trần Hưng Đạo. Tới cầu Đại Phúc nhập làn vào ĐCT Nội Bài – Hạ Long trên quốc lộ 18. Đi khoảng 11km đến địa phận Việt Hùng, Quế Võ rẽ trái vào thôn Guột vài trăm mét là tới chùa Diên Quang.

Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và chia sẻ về Đền Mẫu Thoải ở đâu? là ai? Kinh nghiệm và cách sắm lễ đi đền

Tới chùa Diên Quang lễ bái, điều mọi người cần chú ý nhất đó là việc ăn mặc sao cho lịch sử, đứng đắn để thể hiện được văn hóa và tấm lòng thành kính của mình hướng tới Tam Bảo và nhà chùa. Khi đi lễ chùa, để có thể vãn cảnh chùa và đi tham quan thoải mái khuôn viên nhà chùa nhất, bạn nên đi dép thấp để thuận tiện di chuyển vì quy mô của chùa cũng khá rộng.

Đến cửa chùa, con hương phật tử không cần sửa sang lễ nghi thật hoành tráng thì mới linh thiêng, chỉ cần đơn giản nhưng quan trọng nhất là thành tâm. Ta chỉ cần dâng đặt hương án Phật những đồ chay tinh như hương hoa, quả tươi, trầu cau, xôi chè hoặc phẩm oản.

Giống như tinh thần chung của bài thơ “Đi chùa” mà thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sáng tác để nhắc nhở mỗi chúng ta:

“ Đi chùa nên biết tự an

Đi chùa hãy học Đạo vàng Như Lai

Ai làm chi đó mặc ai

Mỗi người mỗi tật, quan hoài mần chi

Đi chùa biết tự quy y

Trong ta có Phật tuệ tri, nhắc minh

Khi lòng chưa thực lặng thinh

Thì bao cái khổ chúng sinh vẫn còn”

Decor Hà Nội chúc cho mỗi bước chân của quý vị đến cửa chùa đều là mỗi bước chân an lạc, để buông bỏ muộn phiền, để tiến tới thiện tâm, thiện chí, thiện hành.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *