Cây lưỡi hổ được mệnh danh là một trong những “máy lọc không khí” từ tự nhiên đắc lực cho không gian sống trong lành. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn được biết đến là một trong những cây phong thủy mang ý nghĩa gia đạo tốt lành. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội tìm hiểu kỹ hơn về cây lưỡi hổ thông qua việc giải đáp các câu hỏi như: Cây lưỡi hổ là gì? Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ hợp với tuổi gì? Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Cây lưỡi hổ ra hoa có ý nghĩa gì? Cây lưỡi hổ có độc không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay nhé!
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là gì?
Cây lưỡi hổ, thường có tên gọi khác là cây lưỡi cọp hoặc cây vĩ hổ, thuộc họ Măng tây. Cây trưởng thành có chiều cao từ 50cm đến 60cm. Thân cây cũng chính là lá cây có hình dẹt, mọng nước, vót nhọn như lưỡi kiếm, nhưng không sắc mà mềm, không nguy hiểm khi người lớn hoặc trẻ nhỏ chạm vào.
Màu sắc của thân cây là sự đạn quyện giữa sắc xanh đậm và sắc vàng dọc từ gốc cho đến ngọn. Hiện nay trên thế giới có tới hơn 70 loài cây lưỡi hổ khác nhau, và phổ biến nhất ở Việt Nam đó là hai dòng: lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Cây kim ngân là gì? Cây kim ngân hợp mệnh gì, tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc?
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ là gì?
Thứ nhất, về khía cạnh thẩm mỹ, cây lưỡi hổ mang hình dáng bắt mắt, màu sắc và họa tiết đan xen trên lá cây chính là điểm nổi bật, làm cho không gian trở nên tươi mát, tràn trề sức sống. Thông thường, các gia đình sẽ để chậu lưỡi hổ bên cạnh kệ tivi hoặc bàn ghế sofa để tạo ra không gian gần gũi với thiên nhiên.
Thứ hai, về khía cạnh sức khỏe, theo các nghiên cứu khoa học, cây lưỡi hổ có khả năng hút những loại khói/khí độc hại trong không khí như khói thuốc,..nhằm thanh lọc không khí trong lành, cung cấp thêm oxi có lợi cho hệ hô hấp của con người.
Thứ ba, về khía cạnh phong thủy, cây lưỡi hổ giống như ngọn kiếm sắc nhọn hướng thiên, có tác dụng trấn áp những khí dữ, xua đuổi đi vận xui, điều đen đủi, mang đến may mắn, phước lành cho gia đình. Đồng thời, dáng đứng vươn thẳng, hướng thiên đầy mạnh mẽ cũng biểu tượng cho sự phát đạt, thăng tiến trong sự nghiệp của gia chủ.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì thế cây lưỡi hổ sẽ giúp cho 2 mệnh này có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được thành công. Khi lựa chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà thì cần chọn kích thước cây phù hợp với không gian và nên đặt cây ở hướng Nam.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Digital Copywriter là gì? Các kỹ năng cần thiết để viết bài quảng cáo hay cho người mới bắt đầu
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi gì?
Khi đã biết cây lưỡi hổ hợp mệnh Thổ và mệnh Kim, bạn có thể đối chiếu để suy ra cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào.
Người mệnh Thổ sinh năm:
Mậu Dần – 1938, 1998
Kỷ Mão – 1939, 1999
Bính Tuất – 1946, 2006
Đinh Hợi – 1947, 2007
Canh Tý – 1960, 2020
Tân Sửu – 1961, 2021
Mậu Thân – 1968, 2028
Kỷ Dậu – 1969, 2029
Bính Thìn – 1976, 2036
Đinh Tỵ – 1977, 2037
Canh Ngọ – 1990, 1930
Tân Mùi – 1991, 1931
Người mệnh Kim sinh năm:
Canh Thìn – 2000
Tân Tỵ – 2001
Quý Dậu – 1993
Nhâm Thân – 1992
Giáp Tý – 1984, 2026
Ất Sửu – 1985, 1925
Canh Tuất – 1970
Tân Hợi – 1971
Quý Mão – 1963, 2023
Nhâm Dần – 1962, 2022
Ất Mùi – 1955, 2015
Giáp Ngọ – 1954, 2014
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Làm marketing khi học trái ngành có được không? Bắt đầu như thế nào?
Cây lưỡi hổ ra hoa có tác dụng gì?
Như bên trên đề cập, cây lưỡi hổ không thường xuyên ra hoa, điều này tạo ra những giá trị đặc biệt và mang lại những điềm lành cho gia chủ theo quan niệm cổ xưa. Nếu cây ra hoa trong năm đó, gia chủ sẽ được hưởng nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống, công việc thuận lợi, sự nghiệp ổn định và tài lộc dồi dào. Vì vậy, nếu bạn đang trồng cây lưỡi hổ, hãy chăm sóc cho cây tốt để sớm được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa và đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Được biết đến như một loại cây có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cây lưỡi hổ trong Đông y được dùng để điều chế thành các vị thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên một câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc là cây lưỡi hổ có độc hay không? Chúng ta phải dựa vào nhiều phương diện khác nhau để đánh giá rằng loại cây có tính độc không.
Cây lưỡi hổ được chứng mình là có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe con người. Do đó nó được dùng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ có thể kể đến như trị viêm họng, ho, mất tiếng, bỏng, dị ứng…
Tác hại của cây lưỡi hổ: tuy nhiên trong cây lưỡi hổ có một chút độc tính nhẹ. Do đó khi sử dụng để chữa bệnh phải chế biến cây đúng cách để tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nếu bạn vô tình nhai phải lá cây lưỡi hổ sống chưa chế biến thì sẽ bị rơi vào tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Từ đó ta có thể thấy rằng cây Lưỡi hổ có độc. Tuy nhiên chỉ khi ăn phải cây lưỡi hổ sống chưa qua chế biến thì mới bị nôn mửa và tiêu chảy. Cây vẫn có thể được sử dụng làm đồ trang trí mà không gây hại gì cho sức khỏe.
Lưu ý với những người có làn da nhạy cảm, viêm da nên tránh tiếp xúc với cây lưỡi hổ vì có thể sẽ bị nổi mẩn, dị ứng.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Marketing truyền thống là gì? So sánh với Marketing hiện đại. Ưu và nhược điểm marketing truyền thống?
Cách trồng/ nhân giống cây lưỡi hổ
Chúng ta có thể trồng cây lưỡi hổ bằng 2 phương pháp: tách cây và giâm lá.
Phương pháp 1: Tách cây
Lợi dụng lúc thay chậu cho cây để cắt tách cây già. Do lưỡi hổ phát triển rất nhanh nên chỉ sau vài tháng trồng trong chậu, các cây con sẽ mọc lên rất nhiều, lúc đó ta sẽ tiến hành tách cây để trồng.
Chuẩn bị sẵn đất thịt trộn lẫn xỉ than và phân mục theo tỷ lệ 1:1:1, sau đó trồng mầm mới tách ra chậu khác với đất đã chuẩn bị.
Bạn nên rải một lớp sỏi trên bề mặt chậu để khi tưới nước, đất mới trồng còn tơi không bị trôi theo. Chậu cây mới trồng nên tưới ít nước và để trong bóng râm, tránh ánh nắng quá mạnh.
Phương pháp 2: Giâm lá
Thời điểm: vào mùa xuân, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đâm rễ.
Cắt ngang sát gốc.
Chuẩn bị hồn hợp đất trộn giữa đất thịt, xỉ than, phân mục theo tỷ lệ 1:1:1 để trồng phần lá cây cắt được xuống đất sao cho đất chỉ lấp đầy khoảng ½ khúc.
Xịt nước và giữ chậu mới giâm lá ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng gay gắt.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ luôn xanh tươi tốt
Về nhiệt độ:
Cây lưỡi hổ có thể thích nghi với nhiệt độ cao nhưng không phát triển được ở nhiệt độ thấp dưới 13 độ C, vì vậy mùa đông nên đưa cây vào trong nhà, ủ ấm gốc bằng lớp rơm mục phủ lên mặt chậu.
Về ánh sáng:
Cây lưỡi hổ ưa sáng nên cần đặt ở nơi nhiều ánh sáng, nếu đặt trong nhà thì thỉnh thoảng 10 ngày một lần cho cây ra ngoài tắm nắng.
Độ ẩm:
Cây lưỡi hổ là giống cây có khả năng thích nghi với thời tiết khô hạn nên có thể chịu hạn khá tốt, khả năng giữ nước rất lâu vì lá mọng. Tuy nhiên cũng không nên để cây quá khô, tưới với tần suất 2-3 lần/ tuần vào mùa hè, và 1-2 lần/tháng vào mùa đông.
Chất dinh dưỡng
Chúng ta có thể bón thúc và bón phun phân hóa học cho cây trong giai đoạn mới trồng để cây hấp thụ được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình bén rễ, phát triển. Về sau, có thể bón phân với tần suất 1 lần/tháng.
Trên đây là những thông tin mà Decor Hà Nội cửa hàng chuyên đồ decor trang trí nhà cửa tổng hợp được về cây lưỡi hổ trong phong thủy. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về SEO là gì? Tại sao doanh nghiệp lại làm SEO? Quy trình cơ bản làm SEO