“Thứ Nhất Kinh Kỳ, Thứ Nhì Phố Hiến”. Phố Hiến xưa kia là nơi buôn bán rất sầm uất. Ngày nay, tuy hoạt động buôn bán không được sầm uất như xưa nhưng nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến chiêm bái Đền Bà Chúa Vực. Vậy Đền Bà Chúa Vực thờ ai, vị trí địa lý, kiến trúc và những lưu ý khi đến đền như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đền Bà Chúa Vực thờ ai?
Đền Bà Chúa Vực là nơi thờ chính của Bà Chúa Vực. Theo tương truyền, Bà đã hạ phàm giúp đỡ những người dân lương thiện và trừ khử bọn gian tà, ác độc. Chính nhờ công đức của Bà đã làm cho nhân dân, giúp dân thoát khỏi đại nạn, nhân dân đã lập đền thờ để tạ ơn Bà.
Theo như lịch sử ghi lại, vào năm Ất Mão, đê Đại Hà và đê Nễ Châu bị vỡ, lũ lụt tràn vào phá hoại làm cho làng mạc trở thành một vực sâu vô cùng nguy hiểm. Người dân Hưng Yên ra sức đắp để để ngăn lũ nhưng có một điều không may xảy ra là cứ đắp đến đâu thì đê lại vỡ đến đó. Tình thế trở nên vô cùng cấp bách, cụ Lãnh Thành đã cùng nhân dân Hưng Yên lập đàn cúng cầu xin thần linh giúp đỡ. Theo lời cầu của nhân dân, Bà Chúa đã hiển linh, giúp dân đắp đê thành công và ngăn lũ. Kể từ đó, mùa màng thuận lợi, nhân dân yên tâm làm ăn, cuộc sống ổn định hơn. Nhân dân Hưng Yên đã lập đền thờ ngay trên đoạn đê vỡ ấy để tưởng nhớ công đức của Bà và lấy tên là Đền Bà Chúa Vực.
Có thể bạn chưa biết: Chùa Hưng Ký – Ngôi chùa gốm sứ độc đáo nhất Việt Nam bạn nên hành hương một lần
Vị trí địa lý
Đền Bà Chúa Vực tọa lạc tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên là nơi thờ chính của Bà Chúa Vực. Đền Bà Chúa Vực nằm trong quần thể phố Hiến xưa. Đền được nằm trên một mảnh đất rộng, bằng phẳng, trải qua nhiều lần tu sửa và trở nên nguy nga, lộng lẫy hơn. Chùa được tích hợp Sơn Nam với đầy đủ các tiện nghi giúp cho các du khách hay đệ tử đến với ngôi chùa được phục vụ tốt nhất, có bãi đỗ xe, khu mua sắm, hồ bơi rất đa dạng và chuyên nghiệp. Trước khi vào sân chùa, du khách sẽ phải đi qua cổng lớn của Sơn Nam Plaza. Sau đó, bạn rẽ trái để đến đền Bà Chúa Vực.
Kiến trúc đền Bà Chúa Vực
Ngôi chùa nằm dưới lùm cây xanh mát, quay mặt về hướng hồ. Ở phía trước, có một Đầm Sen rộng lớn mang đến một không gian trong lành, mát rượi. Ở hồ nước này, ban quản lý thả cá chép, cá vàng bơi tung tăng tạo nên một chốn rất bình yên. Chùa đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc của ngôi chùa thời Lê Sơ. Đây là một nét đẹp lịch sử vô cùng quý giá. Ở phía trong đền, các xà ngang, cột kèo được làm bằng gỗ tạo nên nét cổ kính. Ở trên trần nhà được thiết kế hình minh họa đám mây ngũ sắc vô cùng độc đáo.
Ngôi đền được chia thành 3 khu vực chính, cụ thể như sau: Khu đền thờ chính, Tiên Thiên Thánh Mẫu Cung và Đông Nhạc Cung. Trước chánh điện, khu vực sân ngoài, có đặt pho tượng Thần Nông Viêm Đế được làm bằng đá tự nhiên vô cùng quý giá. Bên trong chùa chia thành 3 cung điện.
Ở cung ngoài, là nơi đặt tượng thờ Đức Thánh Trần cùng các danh tướng ở chính giữa. Chúa Sơn Trang cùng Võ Tài Thần Chưởng Quản Ngũ Lộ Thần Tài, bên phải là Văn Xương Đế Quân, Quan Hoàng được đặt ở phía bên trái. Cung trong cùng, là nơi thờ Ngọc Hoàng Đại Đế cùng với Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Bạch Kim Tinh, Thái âm Tinh Quân, Thái Dương Tinh Quân, …
Phía bên trái của đền chính là cung Tiên Thiên Thánh Mẫu. Nơi đây thờ các vị Đẩu Mẫu Nguyên Quân,hai bên là Cửu Tỉnh Đại Đế và Thất Tinh Đại Đế, Ở phía ngoài, là nơi đặt bàn thờ của Tây Vương Mẫu, Mẫu Địa Thiên Hoàng Thiên Hậu Thổ, Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Thần Y Hải Thượng Lãn Ông, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tả Ao Tiên Sinh, Lưỡng Ông Trạng Nguyên Tống Trân. Người dân khi đến với Bà Chúa Vực để cầu tài, cầu lộc, mong cuộc sống bình an, công danh sự nghiệp thuận lợi, thi cử đỗ đạt, sở cầu ý nguyện.
Đền Bà Chúa Vực phía trước Thiên Tiên Thánh Mẫu Cung là tòa Đông Nhạc Cung, nơi thờ Địa Phủ Thập Điện Diêm Vương. Bao gồm: Đông Nhạc Đại Đế, Phong Đô Đại Đế, Dương Sư và các vị Địa Ngục Diêm Vương.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Chầu Năm Suối Lân là ai? Sự tích về Chầu Năm Suối Lân?
Lễ hội đền Bà Chúa Vực
Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, những ngày chào xuân năm mới hay ngày Kỵ Nhật của Chúa Bà người dân địa phương cùng các khách thập phương lại nô nức về chùa chiêm bái, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi. Ngoài ra, các con nhang đệ tử, các khách thập phương cũng cầu mong cho gia đình hòa thuận, ấm êm, mạnh khỏe, bình an, cầu cho một năm mới vạn sự như ý. Người ta cũng cho rằng, đền Bà Chúa Vực “cầu được ước thấy” nên mọi người ai ai cũng kính tâm khi bái yết cửa Cháu Bà.
Hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, nhân dân địa phương lại mở hội và cúng lễ cầu nguyện Bà chúa ban phước lành cho muôn dân. Bên cạnh những nghi thức tâm linh, Hưng Yên còn tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Du khách có thể tham gia các hoạt động như: hát trống quân, hát cò lả, … thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Phương thức di chuyển
Đền Bà CHúa Vực nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Phố Hiến Cổ nên du khách có thể đến tham quan rất thuận tiện. Đền Bà Chúa Vực tọa lạc ở ở đường Phạm Ngũ Lão, thôn Phương Độ, phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên. Do chùa nằm sau Nam Sơn Plaza nên du khách cần lưu ý điều này khi đến tham quan chùa .
Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương thức và lộ trình di chuyển đến với Đền Bà Chúa Vực. Bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho mình một phương án thuận tiện và an toàn nhất.
Với phương án di chuyển bằng xe bus từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe ở các bến xe lớn như bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Gia Lâm. Tại bến xe Giáp Bát, bạn bắt xe bus số 208 hoặc 209 sẽ đi đến bến xe Hưng Yên. Tại bến xe Gia Lâm, bạn bắt xe bus số 205 và cũng xuống tại bến xe Hưng Yên. Từ bến xe Hưng Yên đến đền Bà Chúa Vực tầm 3km. Bạn có thể bắt xe ôm để đến đền.
Với phương án di chuyển bằng xe khách, bạn có thể bắt xe tại bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình hoặc Gia Lâm để bắt xe về bến xe Hưng Yên. Vé xe từ 40.000 – 50.000 VNĐ. Từ bến xe Hưng Yên, bạn bắt xe ôm đến đền Bà Chúa Vực.
Với phương án di chuyển bằng ô tô cá nhân, từ Hà Nội, bạn đi vào đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình – đến ngã tư Vực Vòng rẽ phải, đi theo biển báo hướng đi Hưng Yên – đến vòng xuyến rẽ ngã 3 vào QL38 – đường tránh Hòa Mạc – Quốc lộ 38 – rẽ phải Nguyễn Văn Linh – Tô Hiệu – Miếu Bà Chúa Vực. Nếu muốn đi ô tô nhưng không muốn qua trạm thu phí, bạn có thể đi theo lộ trình xe máy.
Với phương tiện xe máy, quãng đường tốt nhất để đi là qua cầu Chương Dương. Từ Hà Nội theo hướng cầu Chương Dương, rẽ phải vào Công ty TNHH Dệt may Toung Loong đi vào ĐT 378 – Long Biên Xuân Quan – đến ngã tư giao với quốc lộ 1A rẽ vào ĐT 379 – đến vòng xoay rẽ vào Tô Hiệu – Miếu Bà Chúa Xứ.
Hãy cùng decor Hà Nội khám phá đền Ghềnh – Địa điểm tâm linh ở Hà Nội thu hút du khách thập phương
Kinh nghiệm khi đến Đền Bà Chúa Vực
Đền chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn nên chọn trang phục đơn giản, lịch sự, kín đáo, không nên ăn mặc quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
Đến đền Bà Chúa Vực, bạn nên ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, không gây mất trật tự, thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc của ngôi chùa.
Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
Khi đến chùa, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Bên cạnh lời văn khấn lên chúa bà, con nhang nên sắm một mâm lễ vật gồm một đĩa hoa, một đĩa quả, một cơi trầu, một quả cau, một cút rượu thơm, đĩa xôi thịt, một tập giấy tiền, một nén hương trầm, cánh sớ báo danh.
Thông thường sau khi dâng tiến những lễ vật này, đợi hết một tuần hương, bạn sẽ phải hạ toàn bộ những lễ vật này xuống, riêng cánh sớ và giấy tiền phải đem đi hóa.