Lễ Tạ Ơn là một trong những ngày lễ kỷ niệm lớn nhất và được tổ chức phổ biến ở các nước phương Tây. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội khám phá và trả lời những câu hỏi về lễ Tạ Ơn như: Lễ Tạ Ơn là gì? Lễ Tạ Ơn vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Tạ Ơn? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết!
Lễ Tạ Ơn là gì? Lễ Tạ Ơn vào ngày nào?
Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ rất quan trọng ở những quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ (Mỹ) và Canada, với ý nghĩa là dịp ăn mừng mùa màng bội thu trong năm và cảm tạ phước lành đến từ Chúa đã che chở cho con người. Ngày lễ này mang đậm truyền thống văn hóa và ý nghĩa biểu tượng tôn giáo, với những bữa tiệc bản địa thường gồm gà tây, bánh mì nhồi, khoai tây, quả việt quất và bánh bí ngô. Đồng thời cũng như ngày Tết nguyên đán ở Việt Nam, lễ Tạ Ơn là thời điểm tấp sum vầy gia đình, để mọi người đi xa trở về quây quần cùng bữa ăn gia đình.
Thông thường, theo luật định tại Mỹ và Canada, Lễ Tạ Ơn là ngày nghỉ lễ chính thức tại hai quốc gia này. Ở Canada, ngày lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai tháng 10. Tại Hoa Kỳ, Lễ Tạ Ơn diễn ra vào ngày thứ Năm tuần thứ 4 trong tháng 11, theo quy định bắt đầu từ năm 1942.
Tuy khác thời điểm, nhưng tại hai quốc gia này Lễ Tạ Ơn vẫn là dịp quan trọng để thể hiện lòng biết ơn, quây quần bên gia đình, và thưởng thức những món ăn truyền thống.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Tạ Ơn
Theo dòng lịch sử, ngày lễ Tạ ơn được tổ chức lần đầu tiên tại Plymouth (Mỹ), bởi những người hành hương Anh và người da đổ Wampanoag. Vào năm 1620, khi cuộc Cải chính Tin Lành diễn ra dưới triều đại vua Henry VIII, những người theo Thanh giáo và Công giáo đã rời bỏ nước Anh để tìm một vùng đất mới, nơi họ có thể tự do tín ngưỡng.
Sau hành trình dài lênh đênh trên tàu Mayflower suốt 66 ngày đêm, họ đã cập bến tại thuộc địa Plymouth, vùng New England vào mùa đông. Sau mùa đông khắc nghiệt, chỉ còn lại nửa số người có thể chào đón mùa xuân đầu tiên tại vùng đất mới.
Vào tháng 3, họ gặp được người dân bản địa, và dần học được cách trồng trọt, săn bắt. Đến tháng 11 năm 1621, mùa thu hoạch đầu tiên của những người hành hương bội thu. Họ đã cùng những người dân bản địa – người da đỏ Wampanoag, tổ chức lễ Tạ Ơn để mừng thu hoạch và cảm ơn Chúa Trời đã phù hộ.
Chính vì nguồn gốc xuất phát từ tấm lòng biết ơn với sự che chở của Thiên Chúa, nên ngày Lễ Tạ Ơn mang ý nghĩa gửi gắm lời cảm tạ của con người đến với thiên nhiên và sự bao bọc của vũ trụ để con người có được cuộc sống an lành qua bao nhiêu khó khăn và chật vật khác nhau. Sau nhiều năm thực hiện, lễ Tạ Ơn còn là nơi truyền thống và bản sắc dân tộc được thể hiện, đại diện và kết nối cho sự đoàn kết giữa con người với con người bằng đức tin và sự tử tế.
Ngày nay, Lễ Tạ Ơn mang ý nghĩa của sự đoàn tụ gia đình sau một năm lao động và học tập. Bên bàn tiệc, mọi người nắm tay nhau, kết nối tinh thần và tạ ơn vì những phước lành đã đến trong năm. Đây là thời điểm đặc biệt để thể hiện lòng biết ơn, cùng chia sẻ, và tạo kỷ niệm đáng nhớ, đồng thời hy vọng vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc và may mắn.
Những biểu tượng của ngày Lễ Tạ Ơn
Hình ảnh những người hành hương và người da đỏ: Cả hai bên đã cùng nhau hợp tác và chia sẻ để tạo nên một vụ mùa bội thu. Ngoài để kỷ niệm ngày lễ Tạ Ơn, hình ảnh này còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Ngô, bí ngô, và các loại bầu bí: Ngô là loại lương thực mà những người dân bản địa đã chỉ cho người hành hương cách trồng trọt. Các loại bí bầu là những thực phẩm được thu hoạch vào mùa thu.
Gà tây và nam việt quất: Gà tây là món ăn truyền thống của mỗi nhà vào ngày lễ Tạ Ơn ở Mỹ và Canada. Quả nam việt quất là loại quả dại được người hành hương hái và sử dụng khi đến vùng đất mới.
Sừng dê kết hoa quả (Cornucopia): Sừng dê được trang trí với hoa, quả, hạt, các loại thực phẩm. Chiếc sừng này là biểu trưng cho sự sung túc và giàu có.
Những Hoạt Động Truyền Thống Trong Lễ Tạ Ơn
Dưới đây là một số hoạt động truyền thống phổ biến trong ngày lễ Tạ Ơn:
Ăn tối cùng gia đình: Lễ Tạ Ơn là ngày lễ của gia đình, vậy nên mọi người thường về nhà cùng nhau chế biến các món ăn truyền thống, ăn uống và chia sẻ những điều đã qua trong một năm.
Xem bóng bầu dục: Bóng bầu dục Mỹ là một phần không thể thiếu của lễ Tạ Ơn. Gia đình thường xem trận bóng trên TV, cổ vũ cho đội bóng yêu thích của mình.
Mua sắm vào Black Friday: Thứ Sáu đen tối (Black Friday) diễn ra ngay sau lễ Tạ Ơn, là dịp giảm giá lớn trong năm, thu hút lượng người mua sắm đông đảo.
Làm từ thiện: Nhiều người dân tham gia vào các hoạt động từ thiện vào Lễ Tạ Ơn. Họ thường tình nguyện tại các bếp ăn xã hội để phục vụ thực phẩm cho người vô gia cư và người kém may mắn.
Diễu hành Macy’s ở New York: Cuộc diễu hành nổi tiếng của Macy’s ở New York là một phần không thể thiếu của Lễ Tạ Ơn. Cuộc diễu hành với các bóng bay khổng lồ và tiết mục biểu diễn thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Lễ Tạ Ơn và Lễ Phục Sinh khác nhau như thế nào?
Nhiều người thường lầm tưởng Lễ Tạ Ơn và Lễ Phục Sinh là một sự kiện, nhưng thực chất không phải thế.
Cả 2 ngày lễ đều dành cho người theo đạo Kitô giáo, nhưng về ý nghĩa thì sẽ khác nhau hoàn toàn. Lễ Phục Sinh là ngày lễ lớn để tưởng nhớ ngày Chúa Giêsu bị xử tử trên Thập tự giá rồi sống lại. Hoạt động thường thấy trong ngày này là phát trứng, bởi theo các tài liệu thì trứng đại diện cho cái chết, sự tái sinh.
Ngày Lễ Phục Sinh diễn ra vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau trắng trong của ngày Xuân Phân, tức sau ngày 21/3, do đó Lễ Phục Sinh sẽ thường diễn ra vào khoảng 22/3 – 25/4 Dương lịch, khác với ngày Lễ Tạ Ơn.
Truyền thống đón lễ Tạ Ơn ở các quốc gia trên thế giới
Lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada
Mỹ là được xem là nơi khởi nguồn của ngày Lễ Tạ Ơn nên thường có nhiều hoạt động lớn diễn ra vào ngày này. Theo luật pháp tại Mỹ, người lao động sẽ có thể nghỉ đến 4 ngày, bắt đầu vào ngày thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11 để thực hiện các việc làm ý nghĩa. Còn tại Canada sẽ nghỉ 3 ngày bắt đầu vào thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10 nhằm cảm ơn Chúa vì vụ mùa bội thu.
Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau bằng một bữa ăn tối ấm cúng. Đặc biệt, trong bàn ăn sẽ luôn có sự góp mặt của gà Tây và một số món ăn như: Khoai tây, bánh mì, bánh bí ngô, sốt việt quất.
Lễ Tạ Ơn tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc , ngày Lễ Tạ Ơn được gọi là “Gan’en Jie”, và đang dần trở nên phổ biến hơn. Hiện tại, nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là những người trẻ, thường xem ngày lễ này là dịp để thể hiện lòng biết ơn đối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người thầy cô. Các nhà thờ cũng tổ chức ăn mừng vào ngày này với những hoạt động tụ họp, cùng nhau cầu nguyện và thưởng thức các bữa tiệc đặc biệt.
Lễ Tạ Ơn tại Hàn Quốc
Lễ Tạ Ơn ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok (hay Hangawi), là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Chuseok diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, để tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu. Cả gia đình sẽ cùng quây quần và tham gia vào các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên (Charye), và viếng thăm mộ gia đình (Seongmyo). Trong lễ Chuseok, người dân Hàn Quốc làm các món ăn đặc biệt, đặc biệt là món bánh gạo gọi là songpyeon.
Lễ Tạ Ơn tại Nhật Bản
Tương tự các quốc gia phương Tây như Mỹ và Canada, Nhật Bản cũng có lễ Tạ Ơn của riêng mình, gọi là “Kinro Kansha no Hi,” có nghĩa là Ngày Tạ Ơn Lao Động. Ở Nhật Bản, ngày Tạ Ơn diễn ra vào ngày 23 tháng 11, nếu trùng vào Chủ Nhật, ngày lễ sẽ được chuyển sang thứ Hai.
Trong ngày lễ này, Nhật Bản có truyền thống để những em học sinh tiểu học chuẩn bị những món quà nhỏ và thư để tặng cho người lao động. Bên cạnh đó, người dân Nhật dành cùng dành thời gian này để ở bên gia đình và bạn bè, thưởng thức đồ ăn ngon và tụ họp để nói về những thành tựu và mục tiêu mới.
Lễ Tạ ơn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà thờ và giáo dân cũng tổ chức lễ Tạ Ơn theo truyền thống du nhập từ Mỹ. Những giáo dân sẽ tập trung đến nhà thờ để làm lễ, sau đó sẽ tụ họp bên gia đình để thưởng thức bữa tối cùng nhau. Bạn có thể tìm thấy các món ăn đặc trưng của ngày lễ Tạ Ơn ở những nhà hàng Tây, hoặc các nhà hàng lớn ở thành phố. Thông thường, người dân sẽ tổ chức ăn mừng tại gia với những món ăn địa phương từ gà, vịt, thịt heo, hoặc thịt bò,…
Những lời chúc ý nghĩa trong ngày Lễ Tạ Ơn
- Xin tạ ơn đất mẹ, tạ ơn Chúa, tạ ơn ông bà, cha mẹ đã cho con có được cuộc sống no đủ, an bình như ngày hôm nay. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn đặc biệt này, con muốn gửi đến tất cả mọi người, những người thân yêu bên cạnh con, những anh em, bạn bè luôn chở che giúp đỡ con, mong mọi người luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc. Tạ ơn Chúa.
- Tạ ơn Chúa vì những gì Ngài đã lấy đi! Tạ ơn Chúa vì những trái đắng Ngài đã trao ban, dù con không muốn nhận. Tạ ơn Chúa tất cả.
- Chúc mừng bạn nhân ngày Lễ Tạ Ơn. Mình mong rằng ngày lễ này sẽ thật đặc biệt và đáng nhớ đối với bạn. Mong Chúa sẽ che chở và luôn soi sáng cho bạn và gia đình.
- Chúc mọi người ngày Lễ Tạ Ơn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Chúa sẽ soi sáng, chỉ lối và che chở cho bạn.
- Chào mừng Lễ Tạ Ơn, chúng tôi kính chúc bạn và gia đình thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Chúc bạn có một ngày lễ tuyệt vời và đáng nhớ.