Trong văn hóa ngàn đời của người Việt, đi đền, chùa là một nét đẹp trong tâm thức của người dân, để hướng về cội nguồn, hướng về đạo Phật cũng như gửi lòng tôn kính đến những đấng Thần Linh của trời đất, đã khai sinh và che chở cho nhân thế. Vì vậy, việc mọi người thường làm vào những dịp đầu năm, ngày rằm, mùng 1 đó là dâng lễ lên đền, chùa, để bày tỏ tấm lòng của mình đến người trên. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn, tìm kiếm cách sắm sửa lễ đi đền, chùa sao cho trang nghiêm và tôn kính nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Decor Hà Nội nhé!

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Tôn nhang bản mệnh là gì? Ý nghĩa, cách thức thực hiện ra sao?

Ý nghĩa của việc đi lễ đền chùa’

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa gốc gác nhất của phong tục đi lễ đền chùa của người Việt nói riêng và những người châu Á nói chung, Decor Hà Nội sẽ trích dẫn bài thơ “Đến chùa” của thiền sư Thích Nhất Hạnh:

ĐẾN CHÙA

Đến Chùa học cái hay việc thiện,

Không phải nơi, tham kiến, tranh tài.

Người người ai cũng như ai,

Chữ tu chung học gái trai khác gì?

Đến Chùa phải quên đi tôi chấp,

Học kính tôn kẻ thấp người cao.

Nghèo giàu công đức giống nhau,

Chung tâm thương hiểu dài lâu nghĩa tình.

Đến Chùa phải tâm linh minh mẫn,

Không sân si, không cận thị phi.

Lòng thành hỉ xả Từ bi,

Tránh mang khẩu nghiệp xầm xì bớt thêm.

Đến Chùa tập chí bền tâm thiện,

Không phải ham được tiếng được danh

Biết chia lá rách lá lành,

Cùng nhau đùm bọc cho thanh thản hồn!

Qua ý thơ trên, chúng ta có thể hiểu rằng, ý nghĩa lớn lao nhất của việc đi lễ đến chùa chính là hướng con người đến việc tập nghĩ thiện, hành thiện và sống thiện. Khi trong tâm thức của chúng ta hiểu được rõ rằng, mọi hành vi, việc làm của mình đều được những đấng bề trên dõi theo, quan sát, và luật nhân quả luôn được áp dụng trong mọi trường hợp của cuộc sống, chúng ta sẽ biết mình cần hướng tới những điều tốt đẹp, thay vì những điều trái lương tâm, để không phải chịu những quả nghiệp nặng nề.

Đồng thời, đến chùa cũng là cách để nuôi dưỡng tâm từ bi, tâm an lạc trong chúng sinh. Ngoài cuộc sống xô bồ, bon chen cơm áo gạo tiền, chúng ta cần có sự tĩnh tại, chậm lại, một phút nhìn lại, ngẫm lại bản thân để hiểu về cảm nhận của chính mình. Từ đó, cho tâm hồn được thư thái, an nhiên, sạc lại tinh thần để chúng ta đủ tâm linh minh mẫn, không sân si, không cận thị phi.

Ngoài ra, đền đền chùa cũng là cách con người gửi gắm những lời nguyện ước, cầu an để thân tâm được nhẹ nhõm, để gặp được những phù trợ trên con đường thực hiện sứ mệnh của đời mình. Đó cũng là cách chúng ta nuôi dưỡng niềm tin vào mục tiêu, kế hoạch của bản thân.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Phả độ gia tiên là gì? Nguồn gốc và cách thực hiện nghi lễ ra sao?

Cách sắm lễ đi đền, chùa đầy đủ, trang nghiêm nhất
Cách sắm lễ đi đền, chùa đầy đủ, trang nghiêm nhất

Nên đi lễ đền chùa vào lúc nào?

Mọi người có thể đến đền vào tất cả các ngày trong năm. Trong đó, những ngày sau là những ngày thường được nhiều người lựa chọn để đi lễ đền chùa:

Mùng 1 âm lịch: là thời điểm mọi người đến đền lễ nhiều nhất bởi đây là ngày khởi đầu cho mỗi tháng. Nếu đi lễ vào thời điểm này sẽ giúp gia chủ cầu được ước thấy, công việc thuận buồm xuôi gió, sức khỏe dồi dào & tiền tài kéo đến.
Ngày rằm: Ngày rằm (15 âm lịch) mỗi tháng là được coi là ngày ngắm ra trông rộng, là ngày mặt trăng mặt trời chiếu rõ nhau. Vậy nên thần thánh & tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lòng cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 (tháng cô hồn) là những ngày được nhiều người tin rằng linh nghiệm nhất, mọi lời cầu nguyện sẽ được người trên chứng cho.
Ngày Tết: người ta thường tới đền vào ngày tết để cầu cho bản thân & gia đình năm mới thuận hòa, khỏe mạnh, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi,…. Ngoài ra, mọi người còn đi lễ vào chiều 30 hoặc đêm giao thừa cuối năm.

Cách sắm lễ đi đền chùa phù hợp với văn hóa thờ tự

Cách sắm lễ đi chùa

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, khi đi lễ đền chùa, “mâm cao cỗ đầy” mới tỏ được lòng thành kính, bế trên mới chứng tâm cho mình để đạt được những nguyện cầu, mong muốn. Đây là một quan niệm rất sai trái, bắt nguồn từ tâm tham, và tâm si trong chúng ta. Ở nơi, thờ Phật, thờ Thần, các ngài nhìn chúng ta bằng con mắt của độ lượng, bằng tâm từ bi, các ngài khai sáng chúng ta bằng đức độ, nên vật phẩm không phải là điều các ngài cần ở con dân. Điều quan trọng nhất phải là từ tâm – một trái tim thành kính, thiện nguyện và đạo đức.

Chính vì vậy, việc sắm lễ đi chùa là tùy tâm mỗi người (nhưng với chùa, vì thờ Phật nên bạn chỉ nên chọn dâng lễ chay), và để bày tỏ sự trang nghiêm. bạn có thể tham khảo một số cách sắm lễ sau:

  • Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
  • Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)
  • Bánh kẹo:
  • Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…
  • Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược

Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) để phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh , không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Cách sắm lễ đi đền, phủ, miếu

Lễ đi đền, phủ, miếu thì mọi người có thể lựa chọn lễ chay hoặc lễ mặn như sau:

  • Lễ chay được dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn (ban Công đồng).
  • Lễ đồ sống gồm gạo, muối, trứng hoặc thịt mồi (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ (kèm tiền, vàng mã). Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong 1 đĩa muối, gạo, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ, 1 miếng thịt sống được khía thành 5 phần (không đứt rời).
  • Ở các phủ còn có cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng được đặt vào mâm lễ này.

Cách bày lễ tại các ban

Ở chùa thì ban thờ to nhất (chánh điện) bao giờ cũng ở chính giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Các ban khác trong chùa thì thường có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong.

Nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Vật phẩm bày bán Tam Bảo thường gồm có 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành là được.

Về thắp hương, thắp 1 hoặc 3 nén nhang đều được và khuyến khích thắp chung ở lư hương to trước cửa chùa rồi đi từng ban khấn.

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Trình đồng mở phủ là gì? Cách thức và những lưu ý cần khi trình đồng mở phủ.

Văn khấn khi đi lễ đền, chùa

Bài văn khấn ban Công Đồng

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:……………………………….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:………………………….. Tuổi…………………

Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

“Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư”, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Nếu không quá cầu kỳ hay dư giả thì chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ rồi.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết của chúng tôi!

Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Tiệc Tứ Phủ là gì? Tứ phủ thờ ai? Các ngày tiệc tứ phủ trong tháng, năm?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *