Mệnh Thủy là gì?
Người xưa có câu “Nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy, tứ tích âm đức, ngũ độc thư”. Tức, đối với sự thành bại của một con người, điều quan trọng nhất nằm ở bản mệnh, thứ hai đến số vận, thứ ba là phong thủy, thứ tư là tu tâm tích đức, thứ năm là đọc sách. Như vậy, chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của bản mệnh tác động đến cuộc sống, sự nghiệp, tình duyên, sức khỏe của mỗi người như thế nào. Vì vậy việc hiểu đúng, chính xác những khía cạnh thuộc về bản chất của mệnh sẽ giúp chúng ta biết tận dụng những lợi thế tự nhiên và tránh những điều nghịch hỗ với mệnh của mình. Trong bài viết này, Decor Hà Nội sẽ cùng bạn tìm hiểu về mệnh Thủy và những vấn đề phong thủy xoay quanh mệnh Thủy mà bạn cần biết. Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay nhé!
Mệnh Thủy sinh năm bao nhiêu?
Khi tìm hiểu về Ngũ hành, chúng ta biết vạn vật trên Trái Đất đều hội bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mệnh Thủy là một trong năm nguyên tố cấu tạo nên vòng Ngũ hành tương sinh tương khắc trong vạn vật. Theo Hán tự, Thủy là Nước, chính vì vậy, đây là bản mệnh hội tụ và tượng trưng cho sức mạnh của Nước.
Người mệnh Thủy sinh vào các năm:
Sinh năm 1936,1996 ( Bính Tý): mệnh Giản Hạ Thủy
Sinh năm 1937, 1997 ( Đinh Sửu): mệnh Giản Hạ Thủy
Sinh năm 1944, 2004 ( Giáp Thân): mệnh Tuyền Trung Thủy
Sinh năm 1945, 2005 ( Ất Dậu): mệnh Tuyền Trung Thủy
Sinh năm 1952, 2012 ( Nhâm Thìn): mệnh Trường Lưu Thủy
Sinh năm 1953, 2013 ( Quý Tỵ): mệnh Trường Lưu Thủy
Sinh năm 1966 ( Bính Ngọ): mệnh Thiên Hà Thủy
Sinh năm 1967 ( Đinh Mùi): mệnh Thiên Hà Thủy
Sinh năm 1974 ( Giáp Dần) : mệnh Đại Khê Thủy
Sinh năm 1975 ( Ất Mão): mệnh Đại Khê Thủy
Sinh năm 1982 ( Nhâm Tuất): mệnh Đại Hải Thủy
Sinh năm 1983 ( Quý Hợi): mệnh Đại Hải Thủy
Ông bà ta từng nói “Nhất thủy, nhì hỏa” để nhắc nhở đến sức mạnh và vai trò của nguyên tố Nước trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Cũng có câu “Nước chảy đá mòn” để khẳng định được sức tác động không hề nhỏ bé của Nước.
Đặc tính của Nước là thể lỏng, mềm dẻo, linh hoạt, có thể luồn lách vào mọi ngóc ngách, uốn mình đi qua bất kỳ dạng địa hình nào dù là đồi dốc, núi cao, thung sâu hay đồng bằng. Chính vì vậy, nét tính cách chung của những người thuộc mệnh Thủy chính là sự linh hoạt, tài năng ứng xử khôn khéo, thích nghi tốt với nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Đồng thời, Nước luôn dạt dào, tươi mát, chính vì vậy những người mệnh Thủy cũng có những người có nguồn cảm xúc rất sâu lắng, dâng trào. Họ dễ cảm động, dễ mủi lòng, dễ đồng cảm và thấu hiểu với mọi người xung quanh.
Nước kết nối vạn vật theo chu trình và vòng đời khép kín của nó, gần như ở nơi đâu cần sự sống, sự tồn tại và phát triển, đều phải có mặt của Nước. Do vậy, những người thuộc mệnh Thủy cũng là những người có năng lực kết nối xã hội rất tốt. Họ luôn sống trong cộng đồng, cởi mở và cống hiến.
Khuyết điểm của Nước đó là dễ biến đổi, và dễ biến chất, vì vậy những người mang mệnh Thủy cũng dễ bị hoàn cảnh tác động để họ biến đổi bản thân (có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực) nhưng đâu đó cũng đánh mất đi bản sắc của chính mình. Đồng thời, người mệnh Thủy cũng thiếu kiên nhẫn, dễ nản lòng, vì vậy cần học bài học của sự kiên định trước khó khăn.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Giản Hạ Thủy là gì? Luận giải chi tiết về tính cách, vận mệnh, tình yêu
Mệnh Thủy hợp với mệnh nào? Mệnh Thủy khắc mệnh nào?
Dựa trên quy luật Ngũ hành tương sinh, tương khắc, ta có thể luận giải được về mối quan hệ tương sinh, tương khắc của những người thuộc mệnh Thủy với các mệnh khác như sau:
Mệnh Thủy sẽ tương sinh với mệnh Mộc và mệnh Kim.
Trong đó, Kim sinh Thủy (vì kim loại nóng chảy thành nước) nên những người mệnh Thủy sẽ được hỗ trợ, hậu thuẫn rất tốt từ những người mệnh Kim. Ngược lại, Thủy sinh Mộc (vì cây sẽ hút nước để tươi tốt và phát triển) nên những người mệnh Thủy có thể tiếp thêm năng lượng, đồng hành giúp đỡ được những người mệnh Mộc.
Mệnh Thủy tương khắc với mệnh Hỏa và mệnh Thổ.
Trong đó, Thủy khắc Hỏa rất dễ nhận thấy vì nước có thể dập tắt lửa. Vì vậy những người mệnh Thủy sẽ làm cho những người mệnh Hỏa suy giảm năng lượng. Đồng thời Thổ khắc Thủy, vì nước bị đất hút, làm mất đi nguồn năng lượng tự nhiên của mình. Vì vậy những người mệnh Thủy sẽ thường bị suy kiệt năng lượng khi đồng hành cùng những người mệnh Thổ.
Mệnh Thủy hợp màu nào? Mệnh Thủy khắc màu nào?
Theo quy luật ngũ hành, mệnh Thủy sẽ hợp với mệnh Kim và xung khắc với mệnh Thổ. Do vậy, màu sắc tương sinh- tương hợp- tương khắc với mệnh Thủy sẽ như sau:
Màu sắc tương sinh
Đại diện cho mệnh Kim chính là màu trắng, sắc bạc, vàng, ghi. Những màu sắc tương hợp này sẽ mang đến “đại cát, đại lợi” cho mệnh Thủy.
Những món đồ phong thủy trên xe ô tô mang sắc trắng, bạc, mạ vàng sẽ đem lại cuộc sống giàu sang, tiền tài phú quý cho chủ sở hữu.
Màu sắc tương hợp
Người xưa đã từng nói “Lưỡng thủy thành giang” với ngụ ý nếu chọn màu cùng mệnh, cả hai sẽ hòa hợp để làm nên ý nghĩa lớn lao. Người mệnh Thủy khi chọn màu cùng mệnh – màu tương hợp cũng là lựa chọn tuyệt vời.
Màu tương hợp của người mệnh Thủy là màu xanh nước biển, màu đen. Màu xanh là biểu tượng của trí thông minh, nhạy bén và sự yên bình. Màu đen mang ý nghĩa của sự huyền bí, mạnh mẽ, quyền lực. Hai màu sắc này sẽ đem đến may mắn, tài vận, quyền uy cho người mệnh Thủy.
Màu sắc tương khắc
Đỏ, cam, tím là những sắc của mệnh Hỏa, mà Thủy và Hỏa tương khắc.
Vàng, nâu đất, nâu nhạt là những màu đại diện cho Thổ, và Thổ khắc với Thủy.
Màu xanh lá cây là màu của hành Mộc, mà Thủy tiêu hao năng lượng để giúp cho Mộc phát triển.
Những màu sắc tương khắc tiết chế tài vận, hút những năng lượng tiêu cực đến với người mệnh Thủy. Do đó người mệnh Thủy không nên dùng màu sắc này trong mọi việc nếu muốn thượng lộ bình an, thăng tiến vinh hoa.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Đại Khê Thủy là gì? Luận giải tìm hiểu về tính cách và vận mệnh, tình yêu chính xác
Mệnh Thủy hợp đồ decor gì?
Chắc chắn câu hỏi “Mệnh Thủy hợp với đồ decor gì?” là câu hỏi được rất nhiều người thuộc mệnh Thủy quan tâm. Bởi việc lựa chọn đúng vật phẩm decor hợp với mệnh của mình sẽ tương trợ rất nhiều cho năng lượng, đường tài vận, tình duyên và sức khỏe cho gia chủ. Ngay cả khi là quà tặng, bạn cũng nên biết được mệnh của người nhận quà để có thể chọn lựa được những món đồ decor vừa hợp bản mệnh vừa đúng màu sắc tương sinh, tương hợp, tránh chọn những món đồ tương khắc với người nhận.
Bằng kinh nghiệm tư vấn các sản phẩm decor hợp phong thủy, hợp bản mệnh với khách hàng nhiều năm nay, Decor Hà Nội sẽ chắt lọc những sản phẩm tiêu biểu nhất phù hợp với người thuộc mệnh Thủy như sau:
Các sản phẩm decor liên quan đến hình ảnh của Cá
Khi nói đến thời cơ, vận mệnh gặp thời gặp vận, người xưa có câu “Như Cá gặp Nước”. Chính vì vậy, Cá và Nước là cặp đôi tương sinh, hỗ trợ rất tốt về mặt năng lượng và kích hoạt được những nguồn năng lượng vượt trội cho gia chủ.
Thứ nhất, về đường công danh, Cá là linh vật đại diện cho năng lượng của sự tiến thủ. Bắt nguồn từ câu chuyện “Cá chép hóa Rồng” hình tượng của loài cá chép trở thành biểu tượng cho sự thăng tiến, cho bước chuyển mình ngoạn mục để chạm tay đến công danh lẫy lừng.
Thứ hai, về đường tài vận, Cá kết hợp cùng mệnh Thủy sẽ giúp cho con người tiến tới được những cơ hội thu hút tài lộc, mở đường làm ăn phát đạt cho gia chủ.
Thứ ba, về mặt sức khỏe, Cá Chép là vật phẩm phong thủy mang năng lượng dương rất mạnh, vì vậy sẽ trở thành nguồn năng lượng tích cực để con người có thể xua tan những điều tai bay vạ gió, giúp sức khỏe tinh thần được khoan khoái, an lạc.
Mô hình Sóng biển nghệ thuật
Mô hình Sóng biển nghệ thuật được các nghệ nhân thiết kế theo quy luật Thủy Đáo Cục – thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại – tức vừa hội tụ sức mạnh của mệnh Thủy, vừa tiếp cận Thủy một cách hài hòa, tinh tế qua đường sóng nước.
Người mệnh Thủy chọn những vật phẩm decor liên quan trực tiếp đến yếu tố Nước sẽ là điểm tương trợ, hậu thuẫn rất lớn cho phong thủy và vận mệnh của gia chủ. Dân gian có câu “Lưỡng thủy thành giang”, tức ý chỉ sức mạnh cộng hưởng của hai dòng nước hội tụ thành sức mạnh của cả dòng sông. Vì vậy, bản thân gia chủ mang mệnh Thủy, lựa chọn những mô hình, vật phẩm decor có tính Thủy sẽ làm tăng năng lượng trong con người.
Theo phong thủy, khí của đất trời về cơ bản chính là do Thủy khí tạo nên. Thủy thế có uốn lượn nhu hòa thì mới lưu thông được vận khí tốt lành. Do phương Đông, châu Á ta vốn thuộc Mộc, kiến trúc luôn nương nhờ vào thiên nhiên nên hành Thủy (sinh Mộc) được ưa chuộng khi bày trí bố cục cảnh quan, lối đi vào sảnh để đem đến luồng vượng khí cực tốt, giúp an yên, thanh tịnh và đem lại phúc lộc cho con người.
Chính vì vậy, đặt mô hình nghệ thuật mô phỏng hình ảnh con nước uốn lượn mềm mại ở trước sảnh văn phòng, khách sạn, nhà hàng, sẽ vừa tạo điểm nhấn nghệ thuật, tôn thiết kế sang trọng, vừa mang giá trị phong thủy phước lành, may mắn.
Tượng Thần Tài, Cóc Thiềm Thừ
Bên cạnh nguyên lý tương hợp, các chuyên gia phong thủy cũng khuyên những người mệnh Thủy nên chọn những vật phẩm decor gắn với mệnh Kim – dựa trên nguyên lý tương sinh. Bởi Kim sinh Thủy, vì vậy Kim sẽ hỗ trợ gia chủ mệnh Thủy thu hút những năng lượng của tiền tài, của may mắn, của cơ hội cho con đường sự nghiệp, công danh được hanh thong và thuận lợi.
Và một trong những sản phẩm decor mang tính Kim – đại diện cho tiền tài mà Decor Hà Nội muốn giới thiệu đến bạn đó chính là tượng Thần Tài bằng đồng hoặc tượng Cóc Thiềm Thừ bằng đồng nguyên chất.
Hai bức tượng này đều mang năng lượng thu hút vượng khí, đẩy lùi những khí âm không tốt thanh lọc năng lượng để cho gia chủ mệnh Thủy có thể có được con đường sự nghiệp mở rộng.
Đồ Decor bằng đá thạch anh, pha lê
Ngoài ra, một gợi ý nữa đến cho những người thuộc mệnh Thủy trong việc chọn lựa đồ decor hợp với bản mệnh của mình, đó chính là chọn những đồ decor làm bằng đá thạch anh hoặc pha lê.
Sự trong veo và tán sắc của pha lê và thạch anh cũng đại diện cho vẻ đẹp của Nước, vì vậy trong phong thủy, đây là những vật phẩm decor phù hợp nhất với người mệnh Thủy.
Mệnh Thủy nào mạnh nhất?
Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi “Mệnh Thủy nào mạnh nhất?”, chúng ta cần tìm hiểu qua về các loại mệnh Thủy và đặc điểm của từng nạp âm này là gì.
Mệnh Thủy bao gồm 6 nạp âm, tương ứng với đó là những đặc điểm rất riêng của những dòng nước chảy hình thành nên một vòng tuần hoàn sinh thái trong tự nhiên.
Giản Hạ Thủy – Nước dưới khe
Giản Hạ Thủy chính là dòng nước chảy qua các khe suối, vách đá, trong lòng đất, hay chính là mạch nước ngầm tươi mát, phục vụ cho sự sinh trưởng của hệ thực vật và cuộc sống của con người. Dòng nước này nhỏ, không cuồn cuộn dữ dội nhiều sóng gió như nước ngoài biển khơi hay đại dương, nhưng luôn chảy không ngừng, bền bỉ, trong lành và tinh khiết.
Ưu điểm:
Hiền hòa, trầm tĩnh và thấu hiểu
Tận tụy, cần mẫn, cống hiến hết mình cho mục tiêu chung
Linh hoạt, tùy cơ ứng biến
Nhược điểm
Thường ẩn mình, không thể hiện hết khả năng cho người khác thấy
Ít cởi mở, giao lưu, khép mình
Trường Lưu Thủy – Nước Sông Dài
Trường Lưu Thủy là dòng nước chảy của dòng sông dài và rộng, luôn căng mình để chảy trôi và chở những nguồn phù sa màu mỡ, bồi đắp nên đất đai.
Ưu điểm:
Thông minh, trí tuệ sắc sảo, phân tích nhạy bén
Căng tràn nhiệt huyết, đam mê
Thích khám phá, trải nghiệm, dấn thân và không ngừng học hỏi
Cống hiến và đầy tinh thần trách nhiệm cộng đồng
Nhược điểm:
Thường chú ý đến bức tranh toàn cảnh, quên đi những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng nên gây ra nhiều sơ suất, sai lầm
Dễ sa ngã, thỏa hiệp với mong cầu của bản thân
Thường bỏ quên giá trị của những điều nhỏ bé, bình dị nhưng hết sức ý nghĩa trong cuộc đời (như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,..)
Thiên Hà Thủy – Nước mưa
Thiên Hà Thủy chính là dòng nước trong lành từ trời cao đổ xuống để tưới mát, ban sức sống cho muôn loài dưới trần gian. Đặc điểm của dòng nước này chính là sự thanh khiết, trong lành và tươi mát. Nhưng đôi khi đi cùng những trận mưa tưới mát cũng là những trận mưa bão dữ dội lụt đất lở đồi.
Ưu điểm:
Chan chứa tình yêu với con người, cây cối, thiên nhiên, tạo hóa
Biết cho đi yêu thương, lan tỏa những giá trị tích cực
Mang giá trị của chữa lành
Nhược điểm
Tính khí thất thường
Khi nóng nảy thường làm tổn thương đến người xung quanh
Đại Hải Thủy – Nước biển lớn
Đại Hải Thủy mang trong mình nguồn sức mạnh lớn lao, làm nên biển cả kỳ vĩ, vô tận. Sự bao, rộng lớn, mênh mông chính là đặc điểm của biển cả. Biển cả đẹp và lồng gió nhưng biển cả cũng dữ đội và cuồng phong.
Ưu điểm:
Mang chí khí tung hoành, khát vọng chinh phục lớn lao
Luôn tự tin và thể hiện bản lĩnh chính mình
Ưa sự trải nghiệm, tự do và phóng khoáng
Mang tầm nhìn xa trông rộng
Nhược điểm
Đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm trên hành trình cuộc sống
Thường nóng nảy, độc quyền và cái tôi cao
Bạn cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Mệnh Hỏa là gì? Tìm hiểu tính cách, tình yêu, vận mệnh, tương sinh tương khắc ra sao?
Tuyền Trung Thủy – Nước trong suối
Đúng với tên gọi, Tuyền Trung Thủy là nguồn nước suối mát lành trên đỉnh núi, nhỏ bé, nhưng hiếm khi vơi cạn.
Ưu điểm:
Thường mang nét tính cách hiền hòa, êm dịu, gần gũi với mọi người xung quanh
Sâu sắc và có trái tim thấu hiểu
Cống hiến tận tụy, âm thầm và bền bỉ
Nhược điểm
Thường sống trong vùng an toàn của bản thân, không dám bứt phá
Mang trong mình nhiều nỗi sợ, tự ti, không thể hiện chính mình
Đại Khê Thủy – Nước khe lớn
Có thể hiểu, Đại Khê Thủy là nguồn nước hùng vĩ từ vách núi đổ xuống thành thác, cuộc trào và mạnh mẽ..
Ưu điểm:
Nhiều năng lượng, tràn đầy tinh thần hào hứng và hăng say
Biết chấp nhận thử thách để theo đuổi đam mê
Thích trải nghiệm, tự do và ưa lối sống phiêu lưu
Nhược điểm
Đối mặt với nhiều mạo hiểm
Bốc đồng, bị cảm xúc chi phối khá nhiều
Theo phân tích của những chuyên gia phong thủy cũng như đúc kết từ hiểu biết của chúng ta về sáu nạp âm của mệnh Thủy, có thể kết luận rằng, Đại Hải Thủy chính là mệnh Thủy mạnh nhất. Mang trong mình sức mạnh tổng hòa của nước, của gió, của vũ trụ bao la, Đại Hải Thủy được ví như tượng khí hùng vĩ, khí thế oai phong, lôi cuốn mọi ánh sáng của nhật nguyệt. Chính vì vậy, những người thuộc nạp âm Đại Hải Thủy cũng thường ghi danh với những dấu ấn tuyệt vời trong cuộc sống của họ.
Mệnh Thủy hợp với con số nào?
Mệnh Thủy được xem là hợp với những con số 1,6,11,16,…n+5. Những con số này thuộc hành Thủy nên sẽ hậu thuẫn làm tăng sức mạnh của tính phong thủy, mang đến tài lộc, thuận lợi cho con người.