Nếu các bạn còn đang băn khoăn chua biết Bà Chúa Ngọc là ai? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về những câu chuyện thú vị gắn liền với nguồn gốc xuất thân của Bà Chúa Ngọc và văn khấn Bà Chúa Ngọc nhé!
Bà Chúa Ngọc là ai?
Bà Chúa Ngọc là một vị nữ thần được thờ phụng hầu như chỉ ở khu vực miền Nam của Việt Nam, Bàcòn được dân gian biết đến với tên như Thánh Mẫu Y A Na, Poh Nagar hay Thiên Y Ân Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, Bà không giáng thế mà Bà chỉ là một vị thần được nhân dân quý trọng và thờ phụng từ hàng trăm năm trước. Những sự tích về Bà chỉ là nhân dân đã hợp thức hóa lại để cho nó gần gũi hơn, quen thuộc hơn với cuộc sống hàng ngày nhất có thể để cho nhân dân có thể hiểu đôi chút về Bà Chúa Ngọc.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là ai? Sự tích và các nơi thờ cúng
Sự tích Bà Chúa Ngọc
Theo các sự tích về Bà Chúa Ngọc thì Bà là người Chiêm Thành hay còn gọi là người Chăm. Thế nhưng lại có hai nguồn tin truyền tụng về sự tích của Bà Chúa Ngọc đó là của người Chăm và người Việt. Hai sự tích đều này đều được việt hóa lại cho dễ hiểu, dễ nhớ nên cũng có chút tương đồng nhưng cũng có chút khác nhau. Cụ thể như sau:
Theo lời kể của người Chăm
Nữ thần Poh Nagar hay Bà Chúa Ngọc là hóa thân của bọt nước biển và mây trời. Vào một ngày nọ, nước biển dâng cao, các hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên đã nổi dậy đã đưa Bà vào bến Cù Huân ( Yjatran ở Kauthara) và báo tin rằng Bàđã giáng thế. Khi Bà bước lên bờ, tất cả mọi cảnh vật như cảnh cây, ngọn cỏ đều cúi rạp xuống, chim chó kéo tới đậu hai bên đường, cỏ hoa nở rự rỡ mỗi khi Bà bước qua để đón chào cũng như tỏ lòng yêu mến, kính trọng đối với Bà. Bà là người có rất nhiều quyền phép và nhiều quyền lực. Sau đó, Bà đã biến hóa ra một cung điện lộng lẫy cùng trầm hương và lúa bắp.
Theo như truyền thuyết người Chăm kể lại thì Bà có tới tận 97 đời chồng, nhưng trong số đố chỉ có ông Pô Yan Amo là người có quyền uy hơn tất cả người còn lại. Mặc dù có nhiều chồng thế nhưng cuộc sống trớ trêu nên Bà chỉ có được 38 người con gái.
Theo lời kể của người Việt
Theo truyền thuyết người Việt kể lại, xưa kia ở vùng đất Đại An có một cặp vợ chồng già trồng một rẫy dưa để bán kiếm sống qua ngày, thế nhưng sau nhiều ngày chăm sóc đến lúc hái quả thì đột nhiên bị trộm hết. Thế là ông quyết định rình rập để bắt cho bằng được thủ phạm, thật bất ngờ thủ phạm là một cô gái nhỏ mồ côi và thật trùng hợp ông Bàkhông có con cái vậy nên đôi vợ chồng này quyết định đem về nuôi nấng coi như con ruột của mình. Vì cô gái này vốn là một tiên nữ giáng trần vậy nên vào một ngày mưa cô ấy vì nhớ chốn Bồng lai tiên cảnh mà đã xếp đá thành Bàhòn giống Bàquả núi rồi hái hoa lá cắm lên ngắm nhưng bị ông Tiều thấy không vừa lòng nên đã lớn tiếng mắng mỏ. Vì buồn bực, tức giận nên cô gái đã biến thân thành khúc kỳ nam để mặc gió trôi ra biển. Sau đó, người dân thấy được muốn lấy đem về thế nhưng không thể nào nhấc lên được. Nhưng Tháu tử Bắc Hải lại nhấc được một cách nhẹ nhàng rồi mang về. Mấy hôm sau, Thái tử thấy hình bóng của người con gái ấy hiện thân nên chàng đã không cho biến trở lại. Một thời gian sau, dù cuộc sống đang hạnh phúc thế nhưng Bà Chúa Ngọc lại nhớ về cha mẹ, quê hương nên quyết định đi về quê nhưng do tuổi cao sức yếu nên vợ chồng ông Tiều đã qua đời. Rồi Bà đã đắp mồ mả và sửa sang lại căn nhà cho đẹp đẽ. Một hôm thấy quê hương còn quá lạc hậu nên Bà đã mang những kiến thức mình có được truyền lại cho nhân dân. Một thời gian sau, vào một hôm đẹp trời ngày lành tháng tốt Bà đã bay về trời.
Để tỏ lòng thành kính cũng như sự biết ơn công lao của Bà đối với mảnh đất này, nhân dân đã lập đền thờ và dựng tượng thờ phụng Bà
Những nơi nổi tiếng thờ Bà Chúa Ngọc
Tháp Po Nagar – ngôi đền nổi tiếng của người Chăm
Tháp có địa chỉ tạo số 61 đường Hai Tháng Tư, huyện Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là ngôi đền cổ của người Chăm pa, được xây dựng trong giai đoạn đạo Hindu đang trở nên cường tịnh tại nơi đây. Đền tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10 đến 12m so với mực nước biển. Cái tên “ Tháp Po Nagar” được dùng để gọi chung cả công trình kiến trúc này thế nhưng trên thực tế cái tên này là chỉ tên của ngọn tháp cao nhất tại đây. Kiến trúc tháp Po Nagar gồm 3 tầng: tầng thấp, tầng giữa và tầng trên cùng. Trong đó, tháp chính được đặt tại tầng trên cùng để thờ Bà Chúa Ngọc. Tại đây, tượng Bà Chúa Ngọc được đặt trên một cái bệ có vòi luôn hướng về Pắc gọi là Snana – droni. Tượng được đúc, khắc công phu bằng đá hoa cương màu đen.
Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén tọa lạc tại đỉnh núi Ngọc Trản thuộc làng Ngọc Hồ, phương Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tình Thừa Thiên – Huế. Ngày nay, điện Hòn Chén không được biêt đến như một tổng thể di tích tôn giáo chứa đựng nhiều giá trị quý giá mà còn là một di tích mang phong cảnh hữu tình, làm say mê lòng người. Kiến trúc của điện Hòn Chèn không quá rộng nhưng đều đầy đủ các hạng mục. Trong đó, Bà Chúa Ngọc hay Thánh Mẫu Thiên Y Ana được thờ tại tầng trên của tòa Thượng Điện.
Những chú ý khi dâng lễ Bà Chúa Ngọc
Bà Chúa Ngọc vô cùng linh thiêng, luôn phù hộ độ trì cho cuộc sống của nhân dân. Do đó, người dân thường đến đền thờ của Bà để cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu làm ăn thuận lợi, muôn sự thuận hòa. Do vậy việc chuẩn bị lễ để dâng lên Bà cũng rất quan trọng và quan trọng nhất là phải thành tâm thì Bà mới chứng cho. Theo nhu cầu của nhiều người, ngày nay được khuyến khích dâng oản đường trang trí đẹp, cầu kỳ, tỉ mỉ hơn là những mẫu oản được bọc giấy bóng kiếng như ngày xưa.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Kinh nghiệm đi tìm hiểu sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên
Văn chầu Bà Chúa Ngọc
Nghìn thu nước biếc non xanh
Tục truyền có thánh hiển linh hạ trần
Thánh xưa hai chữ tôn thân
Lọt ra lòng mẹ trước cần tạo con
Thánh xưa ân nghĩa vuông tròn
Trời nam biển bắc tiếng còn như vang
Các lê lần giở quyển vàng
Quốc âm kể lại mấy hàng ghi chép
Cõi Nam có Đức Thiên Y A Na
Dấu thiêng thuở trước truyện kia rành rành
Phẩm Tiên vốn ở Thiên đình
Đại An núi Chúa giáng sinh lạ lùng
Giang sơn riêng một Tiều Ông
Ở ăn góc núi vun trồng ruộng dưa
Thường ngày bông trái có thừa
Vì ai ngắt hái trái dưa bỗng còi
Tiều Ông đêm lượm rình coi
Nhởn nhơ bóng nguyệt bồi hồi áng mây
Người đâu bỗng xuống trốn này
Phẩm dành bậc nhất tác tày ngoài mươi
Ôm dưa đương giỡn đương cười
Tiều Ông gần hỏi: chứ người nào đây
Con ai tác hãy thơ ngây
“Nam mô Di Phật” – Con thầy thầy nuôi
Tấm lòng yêu dấu chẳng nguôi
Trẻ qua già cậy lần hồi mai sau
Ít lâu gặp tiết mưa rào
Lòng Tiên phút nhớ động đào ngày xưa
Đình hoa xây đá sớm trưa
Non kia cảnh nọ dây dưa mấy trùng
Tiều Ông ngó thấy chẳng ưng
Nổi cơn la giận tưng bừng một khi
Tiều còn đương nghĩ đương suy
Bỗng đâu nước lụt cội kỳ trôi qua
Trời đưa một chiếc tiên xà
Cho người tiên cưỡi qua ra vời
Mênh mông dưới nước trên trời
Vượt sang bể Bắc gần nơi Yên Thành
Tiếng thơm đồn dậy xung quanh
Xa gần đưa tới phụng nghinh đem về.