Chúa Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành Nương Nương là năm người đại diện cho năm yếu tố KIm – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vậy Chúa Bà Ngũ Hành là ai? Các nơi thờ nổi tiếng và văn khấn như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và trả lời chi tiết qua bài viết này nhé!
Chúa Bà Ngũ Hành là ai?
Đầu tiên, muốn tìm hiểu về Chúa Bà Ngũ Hành thì ta cần biết một chút về Ngũ hành. Ngũ hành là khái niệm bắt nguồn từ người Trung Quốc cổ trong đó gồm 5 hành tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Và theo quy luật vận hành của thuyết ngũ hành thì vạn vật trên vũ trụ này đều được tạo ra từ năm hành tố trên. Các yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau và mỗi hành tố lại có một tính chất riêng biệt, không yếu tố nào giống yếu tố nào.
Dần dần theo dòng thời gian, thuyết Ngũ hành được tín ngưỡng hóa và trở thành sự thờ phụng mang tính chất tâm linh phổ biến tại rất nhiều nước khu vực Á Đông trong đó có Việt Nam. Với sự tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc thì thuyết Ngũ hành đã được người Việt cổ đưa vào thờ phụng với hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành và gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam.
Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa đến nay “ tháng tam giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” thì ngày lễ vía Bà Chúa Ngũ Hành được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 âm lịch hàng năm, có nhiều nơi tổ chức khác ngày tùy vào tương địa phương thế nhưng cũng chỉ trong tháng 3. Vào ngày này, tại các điện thờ của bà được tổ chức khá linh đình cùng với nhiều hoạt động thú vị như múa, múa bóng rối hát, tế và dâng hoa cho bà. Và theo tục lệ từ xưa đến nay, trước khi đến ngày vía của Bà, người ta làm lễ “ mặc áo bà”, hay được hiểu là nghi lễ lau chùi, sơn phết và thay áo mới cho tượng Bà.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Chúa Bà Ngũ Hành là ai? Những nơi thờ Bà Chúa Ngũ Hành
Các vị Chúa Bà Ngũ Hành bao gồm:
- Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ
- Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ
- Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ
- Đệ Tứ Chúa Bè Hỏa Phong Thần Nữ
- Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Nguyên Phi Ỷ Lan là ai? Kinh nghiệm đi lễ ngôi đền thờ bồ tát trong lòng dân
Các sắc phong của Chúa Bà Ngũ Hành
Sắc phong là văn bản của nhà Vua ban để phong chức tước cho tầng lớp quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần, thành hoàng được xây dựng trong các đình, làng, xã. Vì vậy, ở thời xưa sắc phong có vai trò rất quan trọng để minh chứng cho sự đóng góp của người đó.
Vào vương triều nhà Nguyễn, Chúa Bà Ngũ Hành đã được sắc phong và liệt vào từ điển truyền tới hàng ngàn con cháu đời sau để ghi nhớ công ơn. Sắc phong Chúa Bà Ngũ Hành được chia thành hai loại là phong chung và phong riêng tùy thuộc vào việc thờ tại mỗi địa phương. Những địa phương thờ chung năm bà gọi là phong chung, những địa phương thờ riêng mỗi người gọi là phong riêng. Thứ hạng cao nhất mà Chúa Bà được phong đó là thượng đẳng thần – hàng vị thần cao nhất.
Các nơi thờ Chúa Bà Ngũ Hành
Chúa Bà Ngũ Hành trước kia chủ yếu được thờ trong những am, miếu, điện,… phổ biến nhất là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là miếu ngũ hành hay miếu bà. Chùa Bà Ngũ Hành được thờ ở rất nhiều nơi nhưng chủ yếu được thờ nhiều ở khu vực miền Nam, các nơi thờ của Bà xuất hiện khắp nơi. Có nơi các miếu thờ Bà xuất hiện liền kề nhau, ngay gần nhau, sát nhau. Miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành thường là những ngôi miếu nhỏ được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, xịn hơn chút là bê tông cốt thép. Bên trong miếu có bài vị ghi bằng chú Nho hoặc chữ Quốc ngữ “ Ngũ hành” hay “ Ngũ hành nương nương”, một bình hoa, một bình hương và năm cốc nước. Có nơi bài vị được thay bằng tượng đúc bằng thạch cao hoặc xi măng, tô màu sơn thân tượng cho áo, khăn chooàng. Mỗi Chúa Bà sẽ có một màu riêng biệt, không ai giống ai phụ thuộc vào yếu tố tương sinh trong ngũ hành. Kim Bà mang áo trắng, Mộc Bà mang áo xanh, Hỏa Bà mang áo đỏ, Thủy Bà mang áo đen, Thổ Bà mang áo vàng.
Đặc biệt là khu vực Nam Bộ có rất nhiều địa phương lập miếu hoặc đền để thò Bà. Tại quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều miếu, đền, chùa thì đã có tận bốn chỗ thờ Chúa Bà Ngũ Hành. Một số ngôi chùa cổ thờ Chúa Bà Ngũ Hành được biết đến nhiều nhất là chùa Phổ Đà Quan Âm ( Gò Vấp0, chùa Vạn Thọ ( quận 1), chùa Bình An ( quận Bình Tân). Hay thờ tại gia, ngôi miếu thờ Bà được đặt trong vườn của mỗi nhà, nhiều nhà còn dựng miếu nhỏ thờ ngay cạnh ao, nuôi cá, những khu vực được dùng để làm ăn, kiếm sống.
Lễ vật cúng trong đền Chúa Bà Ngũ Hành
Người dân khi đến lễ Chúa Bà Ngũ Hành là để xin làm ăn được khá giả, công việc thuận lợi, suôn sẻ, có của ăn của để, cuộc sống êm đềm, ít sóng gió. Do đó, tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành từ lâu đã phổ biến và phát triển sâu rộng trong đời sống dân cư của người Việt Nam ta. Do vậy, việc chuẩn bị lễ là điều vô cùng quan trọng. Không cần quan tâm đến lễ lớn hay lễ nhỏ mà điều cần được chú trọng nhất đó là phải thật thành tâm bởi vì lòng thành mới là thứ côt lõi. Và cũng phải cần phụ thuộc vào vùng miền và tập quán của địa phương đó. Về cơ bản để có một mâm lễ vật đầy đủ cần phải có những thứ sau: lễ chay gồm hoa tươi, quả tươi, trà,…; lễ mặn bao gồm xôi, gà, lơn, giò, chả,… ; đồ ăn sống bao gồm trứng, gạo, muối hoặc một miếng thịt heo khoảng vài lạng,…; lễ vàng mã gồm tiền, vàng, mũ, hia, quần, áo,…
Cách hạ lễ cúng Chúa Bà Ngũ Hành
Theo phong tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành thì sau khi khấn và làm hết các nghi lễ xong thì đợi sau khi cháy hết một tuần hương, bạn có thể thắp thêm một tuần hương nữa. Khi thắp hương phải lạy ba lạy trước mỗi bàn thờ, rồi sau đó hạ tiền, hóa vàng. Khi hóa tiền hóa vàng cần phải hóa từng lễ, từ lễ chính đến lễ cuối, lễ vật mạ vàng tại bàn thờ và lưu ý rằng phải hóa đúng nơi quy định của mỗi nơi. Sau đó, gia chủ tiến hành đổi tiền vàng, rồi hạ một lễ cúng khác. Khi hạ lễ thì phải hạ từ ban ngoài cùng rồi mới tới ban chính. Một điểm đặc biệt lưu ý đó là không nên mang đồ cúng về nhà.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Bà Chúa Ngọc là ai? Tìm hiểu sự tích về Bà Chúa Ngọc
Văn khấn Chúa Bà Ngũ Hành
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là ………..
Tuổi ……
Ngụ tại …………
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi …………… (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng, chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo.
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!