Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Sự tích gắn liền với nguông gốc xuất thân của bà và những nơi thờ nổi tiếng ở đâu? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Sự tích Mẫu Cửu Trùng Thiên

Sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên cho đến nay không có một tài liệu nào ghi chép rõ ràng và chính xác. Ở Ninh Sở, Thường Tín có một ngôi đền thờ Thánh Mẫu, tại đây có người kể lại rằng: trước kia ở nơi đây có một người đàn ông ngày nào cũng mang hàng qua sông để bán thế nhưng lúc nào cũng ế, hầu như không có ai mua của ông cả. Bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời nọ, vẫn như thường ngày ông mang hàng qua sông để bán kiếm tiền mưu sinh, thế nhưng một điều kì lạ đó là ông thấy một pho tượng dạt vào bến sông. Ông lấy làm lạ, lấy dây cọt vào bờ và nói: “ Tôi còn phải đi bán hàng đã, nếu ngài linh thiêng thì phù hộ cho tôi bán hết hàng, rồi tôi sẽ vớt ngài sau”.

Và thật bất ngờ, vào ngày hôm đó mọi việc diễn ra đúng như ông nói, khi vừa tới nói bán thì mọi người xúm xụm lại tranh nhau mua hàng. Sau đó, trên đường về ông đã vớt pho tương lên rồi vác về lạ. Thật kỳ lạ, thời điểm ông vác về bức tượng có vẻ rất nhẹ nhàng nhưng khi đi đến vùng đất xây đền ngày nay, pho tượng ngày càng nặng trĩu, không ai có thể vác nổi nữa. Đây chắc có lẽ là bức tương này muốn ở tại mảnh đất này thế nên ông liền đặt pho tượng tại nơi này và hàng ngày ông hương khói đều đặn. Kể từ đó, hàng hóa của ông ngày nào cũng bán rất chạy, người tới mua rất đông. Ông cha ta có câu “ Tiếng lành đồn xa”, mọi người truyền tai nhau về bức tượng này nên càng ngày càng có nhiều người đến cầu xin công việc hanh thông, thuận lợi. Sau đó, người dân kêu gọi quyên góp và xây dựng nơi đây thành ngôi đền và được thờ cúng cho đến ngày nay.

Bạn cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Kinh nghiệm đi Đền Cái Lân – ngôi đền thiêng “cầu được ước thấy” ở Quảng Ninh

Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai

Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai?

Mẫu Cửu Trùng Thiên là người nằm trong Tứ Phủ Vạn Linh, có tôn hiệu là Mẫu Thượng Thiên hay Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa. Theo dân gian truyền lại, bà là người xuất hiện giúp đỡ nhân dân đánh đuổi giặc từ thời lập nước đánh đuổi giặc Xuy Vưu sang xâm lược. Công lao của bà đối với đất nước và nhân dân rất lớn nên được người nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ những gì bà đã hy sinh, đã làm cho đất nước, nhân dân. Một thông tin về cái tên của bà đó là Cửu Trùng Thiên là chín tầng trời, ý muốn chỉ khắp cõi trời đất – nơi Mẫu Thương Thiên cai quản trốn tiên cung, thượng giới.

Những nơi nổi tiếng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên

Đền Bằng Sở – Hà Nội

Tọa lạc tại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín, thành phố Hà Nội. Đây được coi là một trong hai ngôi đền nổi tiếng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên được xây dựng vào thế kỉ 15. Trong cung cấm, tượng của Ngài được đặt ở chính giữa cao nhất, một bên là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, một bên là Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Gian ngoài là Tứ Vị Chầu Bà, gian tiếp theo nằm ngoài là Công Đồng chỉ có 8 ngai không hề có tượng, gian ngoài tiếp nữa là Thủ Đền Công Chúa và hai bên là các Quan.

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên – Ba Vì

Tọa lạc trong khuôn viên của vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Tại ngôi đền này, đền Thượng là nơi thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên nhưng điềm đặc biệt và khác biệt nhất so với các nơi khác thờ Mẫu đó là tương mẫu được đặt uy nghiêm ngoài trời – nơi cao nhất của đỉnh Mẫu thuộc núi Ba Vì. Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên có kiến trúc vô cùng độc đáo, mái của đền được thiết kế đặc biệt gồm một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn trên sườn núi Ba Vì.

Ngoài ra, tại đền Cô Chín Sòng Sơn cũng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tại cung Cấm và tại đền Rồng – Thanh Hóa cũng có một cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên nằm ngay sau ngôi đền và sát với vách đá.

Mẫu Cửu Trùng Thiên được thờ như thế nào?

Trên thực tế, Mẫu Cửu Trùng Thiên được thờ ngoài trời của các đền phủ với tên ban Mẫu Cửu Trùng Thiên hoặc ban Mẫu bán Thiên. Theo tín ngường thờ Mẫu Tứ Phủ,  Mẫu Cửu Trùng Thiên được đặt thờ ở ban chính hoặc ban riêng biệt ngoài trời.

Đối với nhưng người theo đạo Mẫu tại gia, thì gia chủ có thể lập cây hương thờ Mẫu ngoài trời. Nhưng một điều cần lưu ý rằng là người có căn đồng mới nên thờ còn người không có mà thờ không đúng cách hoặc khi truyền lại cho thế hệ sau mà không được chăm lo đúng cách thì sẽ đắc tội rất lớn với bề trên nên phải gánh nghiệp rất nặng, ảnh hướng rất nhiều đến gia đình và dòng họ.

Đi lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên sắm gì?

Tại các nơi thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên trước khi các bạn muốn đến đi lễ thì phải chuẩn bị các đồ cơ bản như sau: một đĩa hoa quả có nhiều loại quả khác nhau, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền, cút rượu, xôi thịt và cánh sớ. Tất cả các món đồ lễ trên đều phải sắp xếp gọn vào một cái mâm sao cho nhìn được đẹp mắt, gon gàng nhất có thể và phải chuẩn bị sao cho thành tâm nhất. Sau khi dâng lễ cúng xong thì chờ một tuần hương rồi xin Mẫu để hạ lễ. Giấy tiền và cánh sớ thì đem đi đốt tại nơi quy định trong đền.

Lúc nào nên đi lễ đền Mẫu Cửu Trùng Thiên

Theo văn hóa của người Việt Nam ta từ bao đời nay, đi lễ đền, chùa là một truyền thống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể đến lễ đền Mẫu Cửu Trùng Thiên vào bất kể mùa nào trong năm. Khi đi vào mùa xuân – mùa của đâm chồi, nảy lộc, sự phát triển, thay đổi của đất trời thì sẽ cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, không gian thanh tịnh. Không những vậy, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa khởi đầu cho một năm mới. Vậy nên hãy đi lễ đền để cầu mong mọi chuyện đều suôn sẻ, mọi người an khang thịnh vượng, công việc phát tài phát lộc.

Cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về Đền Mẫu Thoải ở đâu? là ai? Kinh nghiệm và cách sắm lễ đi đền

Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa.

Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là . . . . . . . . . . .

Ngụ tại . . . . . . . . . . .

Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn, điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.

Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *