Chùa Som Rong – Tinh hoa của kiến trúc người Khmer Nam Bộ

Sóc Trăng là vùng đất có dấu ấn kiến trúc riêng biệt, mang đậm màu sắc dân tộc Khmer với những ngôi chùa tháp. Không chỉ là nơi bảo tồn văn hóa tôn giáo, mỗi ngôi chùa được xây dựng bằng cả tâm huyết, tài hoa, tinh thần của những người con dân nơi đây để trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Mỗi ngôi chùa lại chứa đựng những vẻ đẹp độc đáo, kiến tạo nên một dấu ấn khác biệt. Trong đó, nức danh nhất phải kể đến ngôi chùa Som Rong – ngôi chùa hội tụ tinh hoa kiến trúc bậc nhất của người Khmer Nam Bộ. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội tìm hiểu những điều làm nên vẻ đẹp thu hút khó quên của ngôi chùa Som Rong.

Vị trí địa lý của chùa Som Rong

Chùa Som Rong tọa lạc tại địa chỉ số 367, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Bạn có thể di chuyển bằng phương tiện giao thông thuận tiện nhất để đến thành phố Sóc Trăng, sau đó, dùng Google Map để tra cứu đường đi đến chùa Som Rong một cách dễ dàng.

Sóc Trăng là vùng đất đông dân cư đồng bào người Khmer sinh sống nhất, vì vậy kiến trúc trên mảnh đất này cũng mang đậm dấu ấn của người Khmer. Trong hàng trăm ngôi chùa Khmer trên địa bàn thành phố, chùa Som Rong là cái tên được nhiều người nhắc đến đầu tiên khi nói về mảnh đất này, ngôi chùa trở thành một niềm tự hào mãnh liệt về tinh hoa truyền thống dân tộc hội tụ cùng tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo cao cả và linh thiêng.

Bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi chùa Tứ Kỳ – chốn yên bình giữa lòng phố thị nhộn nhịp với bề dày lịch sử hơn 300 năm

Kiến trúc nhà hội Sala tại chùa Som Rong

Lịch sử hình thành chùa Som Rong

Chùa Som Rong có tên gọi đầy đủ theo tiếng Khmer là Wat Patum Wongsa Som Rông. Nghe người dân kể lại, thuở sơ khai, ngôi chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ, mái lá đơn sơ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ngôi chùa Som Rong được xây dựng từ năm 1785, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 12 đời trụ trì.

Tên gọi Som Rong bắt nguồn từ nguyên nhân trước đây mảnh đất tọa lạc của ngôi chùa có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong, tên tiếng Khmer, nên người dân đã đặt tên chùa là Som Rong – gắn với loài cây của người dân Khmer. Hiện nay, chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang được trồng và chăm sóc trong khuôn viên của nhà chùa.

Đến đời thượng tọa Lý Đức, chùa được Thầy chủ trì cho kiến thiết và xây dựng lại, mở rộng vị trí khang trang và uy nghi hơn. Năm 2000, chùa bắt đầu xây dựng lại khu chánh điện với kiến trúc mới, năm 2013 xây dựng nhà hội Sala, cùng với đó là bảo tháp và đại công trình tượng Phật nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam.

Kiến trúc chùa Som Rong

Có thể nói, kiến trúc chùa Som Rong là phần đặc biệt nhất khi đề cập đến tên gọi của ngôi chùa chứ danh trên mảnh đất Sóc Trăng này. Chùa được thiết kế theo kiến trúc chùa tháp – một kiến trúc rất truyền thống và độc lạ của người dân đồng bào Khmer Nam Bộ, với diện tích lên tới 5 ha bao gồm:

  • Bảo tháp
  • Chánh điện
  • Khu Sala
  • Nhà dành cho sư sãi
  • Thư viện sách với hơn 1500 đầu sách quý phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử đến thăm chùa.

Bảo tháp

Bảo tháp là công trình được xây dựng ngay lối vào chùa, với bốn mặt đang chạm khắc tinh tế trong từng đường nét, họa tiết, kết hợp cùng bốn lối đi lên tượng trưng cho bốn phương trong trời đất. Tháp có bảy tầng ao thu dần từ lớn đến nhỏ và bệ tháp có ba tầng, trung tâm tháp là hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni tọa trên đài sen.

Ấn tượng không thể nào rời mắt khi chiêm ngưỡng tòa bảo tháp của ngôi chùa Som Rong đó chính là ở sự kỳ công trong điêu khắc, tạo hình ở mỗi chi tiết, từng cánh hoa sen được cách điệu, từng cạnh đường viền hoa lửa đến hình ảnh thiên thần,… tất cả hòa quyện nhịp nhàng thành một dòng chảy nghệ thuật hài hòa, nhẹ nhàng và đầy sức hấp dẫn.

Chánh điện

Chánh điện được đặt ở vị trí đối diện với tòa bảo tháp, ngay bên trái lối đi vào. Chánh điện được sơn phủ một màu nâu đỏ và ánh vàng kim, gợi lên nét trang nghiêm, uy nghi của một tòa thờ Phật. Chánh điện ngang 5m và chiều dài hơn 20m. Những mảng trang trí cầu kỳ, rực rỡ, lối cách điệu uốn vòm ong cùng vô số những hoa văn được trạm trổ mô tả về hành trình của Đức Phật đến với Phật Pháp. Một vẻ đẹp khiến ta không thể rời mắt. Trên đỉnh của chánh điện là hình ảnh Đức Phật Đản sanh bước đi đi trên tòa hoa sen mở rộng cánh. Tinh hoa của Đạo Phật được nghệ thuật hóa một cách đầy ấn tượng và truyền cảm hứng từ sự khéo léo, tài năng và tâm huyết của người dân Khmer.

Nhà hội Sala

Nhà hội Sala là một công trình được kỳ công xây dựng và kiến thiết trong vòng hơn 4 năm từ năm 2013 đến năm 2017. Đây là nơi người dân tập trung để thực hành các nghi thức sinh hoạt truyền thống của chùa, làm giảng đường và tăng xá.

Kiến trúc đồ sộ, quy mô rộng lớn và màu sắc được kết hợp hài hòa, vừa mang nét đẹp rất truyền thống của Đạo Phật với gam màu ánh vàng chủ đạo, vừa lại có nét đẹp hiện đại rất riêng của người dân Khmer.

Từ lối cầu thang bước vàng là trang trí thần rồng xanh uốn lượn, áp mái tầng một là hình thần rắn Naga, áp mái tầng hai là hình nổi Vũ nữ, chạy dọc theo phần viền mái ngói là thần rồng, thần chim. Mỗi tòa, mỗi tầng của mái tháp Sala đều chứa đựng những hình ảnh chắt lọc – là tinh hoa trong tín ngưỡng của người Khmer.

Bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi Đền Cái Lân – ngôi đền thiêng “cầu được ước thấy” ở Quảng Ninh

Tượng Phật nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn tại chùa Som Rong là công trình đặc biệt nhất, tạo được dấu ấn mạnh nhất cho ngôi chùa nổi danh tại mảnh đất Sóc Trăng này. Đây được mệnh danh là pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam với chiều dài lên đến 63m, cao 18m. Nhờ vào dấu ấn Phật Pháp này, ngôi chùa Som Rong được nhiều du khách biết đến, tham quan và chiêm bái, như một lần hướng tâm về vùng đất uy nghiêm thờ Phật.

Những dấu ấn trong kiến trúc của ngôi chùa Som Rong chính là điểm nhấn đặc biệt nhất làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa này. Chính vì vậy, nếu có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Sóc Trăng, bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như tinh hoa kết tụ của ngôi chùa này.

Tượng Phật nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam - Chùa Som Rong

Kinh nghiệm đi chùa Som Rong được linh thiêng nhất

Kinh nghiệm đi chùa Som Rong nằm ở thời điểm bạn lựa chọn để đến thăm chùa. Vẻ đẹp của chùa chắc chắn là điểm thu hút nhất, nhưng bạn cũng đừng bỏ lỡ những nét đẹp văn hóa rất riêng của con người Khmer được thể hiện vào những dịp lễ quan trọng hàng năm. Có thể kể đến một số lễ hội như:

Lễ hội Chol Chnam Thmay – tết cổ truyền của người Khmer: thời điểm diễn ra vào lịch âm của người Khmer, thường rơi vào giữa tháng 4 dương lịch.
Lễ hội Đôn ta – lễ cúng ông bà: như một dịp để con cháu hướng tấm lòng của mình để tưởng nhớ công ơn của ông bà gia tiên, diễn ra vào ngày 15 tháng 10 lịch Khmer.
Lễ dâng y Kathina – Lễ dâng y ca sa: đây là một ngày lễ thể hiện sự kết nối phước lành giữa con dân và đấng thiêng liêng theo phong tục truyền thống của người Khẻm.
Lễ Ok Om Bok – Lễ cúng thần mặt trăng: nhằm cảm ơn thần đã ban cho con dân một vụ mùa ấm no, tốt đẹp, lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng 10 lịch âm.

Những lễ hội này thường được tổ chức kèm theo những hoạt động văn hóa như hát dù kê, mua lam thôn, múa mặt nạ, mùa trống,… của người Khmer rất đặc sắc. Vì vậy, những thời điểm chùa tổ chức lễ hội cũng là những thời điểm bạn nên ưu tiên để đi thăm chùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *