Đền Cô Chín Hà Nội – Không thiêng ai gọi Cô Chín
“Không chua ai gọi là chanh
Không thiêng ai gọi Cô Chín xứ Thanh đền Sòng”
Đây là câu ca dao được người đời truyền tụng lại nhằm nhắn gửi đến thế hệ sau biết được sự linh thiêng của Cô Chín xứ Thanh. Cô Chín là một trong những vị thánh cô nổi tiếng linh thiêng, cô đứng hàng thứ chín trong Tứ Phủ Thánh Cô. Chính vì sự linh thiêng nên ngoài đến chính thờ Cô tại đền Sòng Sơn Thanh Hóa, Cô Chính còn được thờ vọng ở rất nhiều địa điểm tại Hà Nội. Trong bài viết này, cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và khám phá về đền thờ Cô Chín ở Hà Nội để du khách có thể hành hương tới chiêm bái. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Cô Chín là ai?
Cô Chính, hay còn được gọi là Cô Chín Sòng Sơn là một vị thánh cô linh thiêng đứng trong hàng thứ chín của Tứ Phủ Thánh Cô, sau Cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ.
Dân gian kể sự tích Cô Chín rằng Cô là vị Tiên Cô tài phép theo hầu Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Sòng. Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng Cô hầu bên Chầu Cửu hay Mẫu Thoải. Theo sự tích dân gian, cô là người tài giỏi có phép tiên thần thông quảng đại. Cô tinh thông thuật xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Ai mà phạm tội, cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách rồi cô hành cho dở điên, dở dại. Khi cô dạo chơi khắp trời Nam, đất Việt, thấy xứ Thanh cảnh lạ đẹp vô biên, cô liên cho hội họp thần nữ năm ba vạn cát, lấy gỗ sung làm nhà còn cây si thì cô mắc võng. Nhân dân cầu đảo thấy linh ứng bèn lập đền thờ cô ngay tại đất này.
Cũng có một truyền thuyết khác kể về Cô Chín rằng Cô là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi. Vì tức giận nên cô đã về tâu với Thiên Đình để trừng trị những kẻ bất kính rồi thu hồn phách cho dở điên dở dại. Với phép thần thông quảng đại cùng biệt tài xem bói nghìn quẻ ấy mà trong những năm giặc nước ngoài xâm lăng, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc nhờ đó mà trăm trận trăm thắng.
Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và chia sẻ về kinh nghiệm đi chùa Kim Liên – Lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa cổ kính
Một số danh hiệu khác của Cô Chín
Cô Chín là một đấng linh thiêng gắn với nhiều tích hiển linh giúp người, giúp đời, nên người dân ở khắp nơi trên nước Việt luôn dành sự tôn kính đến với tấm lòng và công ơn của Cô. Theo đó, mỗi mảnh đất, vùng miền thờ vọng cô lại có thể đặt những tên gọi khác nhau hướng tới Cô Chín như: Cô Chín Suối Rồng tại Hải Phòng, Cô Chín Thượng Thiên tại Bắc Giang. Tuy cách gọi khác nhau, nhưng đều chỉ Cô Chín Sòng Sơn.
Căn Cô Chín là gì?
Qua nhiều đời, nhiều thế hệ truyền tai nhau rằng, người có căn Cô Chín thường sinh vào tháng 9. Những người mang căn cô Chín có đặc điểm nổi bật như sau:
Họ thường là bậc nữ nhi, thông minh, sắc sảo, tướng mạo thanh cao
Có sở thích đặc biệt với những màu sắc nổi bật như màu hồng, màu đỏ, màu cam và thích mọi loại hoa thơm
Tính tính có thể đỏng đảnh, khó tính, nghiêm khắc, bốc đồng nhưng tâm lại rất thiện, hay thương người, giúp đời.
Về giác quan thứ 6, người có căn cô chín thường sát âm, hay cảm nhận được người cõi âm. Do đó người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh gọi hồn. Tuy nhiên, lúc giáng hầu cô thường chỉ cho thuốc chữa bệnh.
Để chắc chắn mình có phải là người có căn Cô Chín hay không, dân gian thường chỉ cho 3 lời khuyên:
Thứ nhất, có duyên đi xem bói thì thầy sẽ soi chiếu. Tuy nhiên, không phải bạn cứ phải đi xem bói rồi răm rắp tin theo lời thầy nói mà nên tự cảm nhận. Người có căn Cô ắt sẽ gặp được người đủ duyên để dẫn đường chỉ lối, không cần quá cầu cạnh bất kỳ ai. Đó mới là có duyên trong tâm linh.
Thứ hai, đến cửa Cô ắt sẽ đường sang tai
Thứ ba, chúng ta nên bày tỏ lòng thành tâm hướng tới ông bà tổ tiên đẻ được bà cô ông mãnh linh thiêng trong nhà dẫn đường chỉ lối để gặp người có tâm có đức đồng hành cùng mình.
Chính vì vậy, xét về khía cạnh tâm linh, điều này rất khó giải thích. Ngay cả câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là “Có căn Cô Chín sướng hay khổ?”. Căn số không phải là thứ quyết định cuộc đời của một người là sướng hay là khổ. Điều quan trọng là cách chúng ta sống, cách chúng ta tu tâm dưỡng tính để tích đức và tạo phước dày hay mỏng cho đời mình. Dân gian có câu “Đức năng thắng số”, số phận của mỗi người đều phụ thuộc chủ yếu vào chính chúng ta. Vì vậy, đừng lo lắng hay hoang mang gì khi mình có căn hoặc không có căn Cô Chín. Hãy cứ sống thành tâm, làm điều thiện, sống ngay thẳng, chúng ta sẽ được an nhiên.
Giới thiệu vị trí địa lý đền Cô Chín Hà Nội
Cô Chín linh thiêng nổi tiếng nên rất nhiều địa điểm tâm linh trên cả nước đang thờ phụng cô. “Đền thờ Cô Chín ở đâu tại Hà Nội” cũng là câu hỏi của rất nhiều con nhang đệ tử và du khách gần xa khi muốn về cửa Cô.
Hiện Cô đang được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng (phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Ngoài ra đền Sòng Sơn cách đó khoảng 2km cũng là một trong những đền thờ Cô Chín nổi tiếng bậc nhất. Ngoài ra, Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội và những địa điểm khác là những ngôi đền đặt bát hương thờ vọng thánh cô. Nếu không có điều kiện về đền Cô ở Thanh Hóa thì nơi thờ Cô Chín tại Hà Nội chính là những địa điểm tâm linh yết lễ cho các con nhang đệ tử, bao gồm:
Đền Kim Giang
Địa chỉ: 122 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Đền Kim Giang hay đền Lủ Cầu là ngôi đền thờ Mẫu Sòng tức Mẫu Liễu Hạnh. Do đó, đền còn có tên gọi là đền Hội Mẫu. Đền gồm các hạng mục cổ như lầu bát giác, hai bên sân gạch là nhà thờ đức thánh Trần và Tam toà Thánh Mẫu. Trong đền còn có cung thờ vọng Cô Chín.
Đền Sòng Sơn
Địa chỉ: 35 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội
Đền Sòng Sơn, còn được gọi là Sòng sơn Vọng Từ, là nơi đang thờ tự hai bát hương của Miếu Hai Cô chuyển về từ Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ngôi đền hiện cũng đang thờ vọng ban Cô Chín.
Hiện nay, dấu ấn lịch sử của ngôi đền Sòng Sơn tại Hà Nội vẫn chưa được tìm thấy nên mọi người chưa biết về sự thành lập và ra đời của ngôi đền cổ trong nội thành. Năm 1947, thực dân Pháp đô hộ và đã từng đốt phá ngôi đền. Tới những năm 1949- 1951, ngôi đền được xây dựng và tôn tạo lại như ngày hôm nay. Di tích đền Sòng Sơn cổ kính lưu giữ những nét đẹp của văn hóa – lịch sử đa dạng của dân tộc ta như: 4 bức hoành phi, 3 bức cửa võng, chạm rồng chầu, 1 long ngai chạm rồng thế kỉ XIX, 10 khám thờ, 37 pho tượng tròn. Nằm tại vị trí trung tâm Hà Nội, chắc chắn đây là địa điểm tâm linh thờ vọng Cô Chín mà du khách không thể bỏ qua.
Miếu Cô Chín Giếng
Địa chỉ: 86 Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Miếu Cô Chín
Địa chỉ: Ngõ Lan Bá, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Miếu Thờ Cô Chín
Địa chỉ: Gia Quất – 32 Ngõ 29 Thượng Thanh, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (Gần chung cư Royal City Sông Hồng)
Kinh nghiệm và cách sắm lễ đi đền Cô Chín Hà Nội
Như đã nói ở trên, Cô Chín là một vị thánh cô nổi tiếng hiển linh, luôn nghe thấu tấm lòng con dân để thấy khó là giúp, thấy nạn là độ trì. Vì vậy, không chỉ những người lập đàn mở phủ mới cúng lẽ cô hàng năm, mà có rất nhiều người dân dâng hương hoa đến đền Cô Chín để cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Với lòng thành kính phát tâm, cô sẽ hiển linh độ trì.
Theo tục truyền dân gian, khi đến lễ Cô Chín, mọi người thường sắm lễ cơ bản gồm: 12 quả cau, 12 lá trầu và 9 bông hoa hồng. Ngoài ra, bạn có thể dâng lên mâm lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Bạn thành tâm phát nguyện điều gì đó trước ban cô để cô có thể chứng tâm cho bạn. Điều quan trọng nhất khi đi đền Cô Chín đó là nằm ở tâm thành, chí thiện.
Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và chia sẻ về kinh nghiệm đi chùa Diên Quang Bắc Ninh – nét đẹp tâm linh vùng đất Kinh Bắc
Văn khấn xin lộc Cô Chín đầy đủ nhất
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng
Con sám hối con lạy Phật Tổ Như Lai
Con sám hối con lạy Phật Thích Ca
Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát ma ha tát
Con nam mô a di đà Phật
Con sám hối Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ, Công đồng Tứ phủ vạn linh
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên, tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức Ông Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông đệ tam Cửa Suốt, Nhị vị vương Cô, Cô bé Cửa Suốt, Cậu bé Cửa Đông.
Con lạy Tam vị chúa mường
Chúa mường đệ nhất tây thiên
Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ
Chúa mường đệ tam Lâm Thao
Chúa Năm Phương bản cảnh
Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
Quan lớn đệ nhất
Quan lớn đệ nhị giám sát
Quan lớn đệ tam Lảnh giang
Quan lớn đệ tứ khâm sai
Quan lớn đệ ngũ tuần tranh
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông
Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ
Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô Chín Sòng Sơn
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể.
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chắp lễ chắp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm ………
Tín Chủ ……………..Tuổi ………….
Ngụ Tại ………………………………
Con xin: …………………………………