Ghé thăm chùa Kim Liên – Lịch sử và kiến trúc của chùa

Nếu bạn muốn tìm chốn thanh tịnh, an yên để thư giãn, vãn cảnh và lễ Phật thì đừng ngần ngại hãy đền chùa Kim Liên. Vậy chùa Kim Liên ở đâu, lịch sử và kiến trúc của chùa như thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu kỹ lưỡng qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Kim Liên ở đâu? Thờ ai?

Chùa Kim Liên có tên chữ là Đại Bi tự, là một ngôi cổ tự linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Chùa được toạ lạc trên một mảnh đất bằng phẳng tại làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ ( trước là xã Quảng An, huyện Từ Liêm), thành phố Hà Nội. Chùa nằm ngay giữa trung tâm thành phố và hướng mặt ra phía hồ Tây đầy thơ mộng và yên bình cùng với đó là quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền của ngôi chùa nên được mệnh danh là “ bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”. Chùa Kim Liên nằm trong hệ thống 10 di tích lịch sử có kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam và là một trong những danh thắng nổi tiếng của kinh đô Thăng Long – Hà Nội.

Chùa Kim Liên là nơi được xây dựng lên khi Từ Hoa công chúa 9 con gái vua Lý Thần Tông) qua đời. Theo bia “ Đại Bi tự bi ký” vua Lý Thần Tông đã cho khởi lập một cung điện tại vị trí này mang tên Từ Hoa. Tương truyền rằng Từ Hoa công chúa là người có chỉ dạy người dân cách trồng rau, nuôi tằm, xe tơ dệt vải. Sau đó, công chúa qua đời, cung điện này được xây dựng thành một ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Kim Liên còn đặt một tấm bia đã khắc ghi công lao to lớn của chúa Trịnh.

Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và chia sẻ về kinh nghiệm đi đền Chúa Cà Phê – Đền thờ vị chúa Bói linh thiêng

chua-kim-lien

Lịch sử hình thành của chùa Kim Liên

Theo bia “ Đại Bi tự bi ký” lịch sử hình thành và phát triển chùa là vào thời nhà Lý. Cho đền nay chùa đã tồn tại với lịch sử đồ sộ hơn 500 năm tuổi. Theo dòng thời gian lịch sử chùa đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến song hành với sự phát triển của đất nước. Ngôi chùa này được xây dựng  ngay sau khi công chúa Từ Hoa ( con vua Lý Thần Tông) qua đời để nhằm tưởng nhớ công lao của công chúa – người đã truyền dạy nghề trồng dâu, nuôi tằm cho người dân. Ban đầu, lúc xây dựng chùa được đặt tên là Đại Bị tự. Đến năm 1771, chúa Trịnh cho tu sửa lại chùa và đổi tên thành Kim Liên tự. Vào năm 1792, vua Quang Trung quyết định cho trùng tu lại chùa và mở rộng chùa, và về cơ bản thì chùa Kim Liên hiện tại cũng có diện mạo lúc bấy giờ. Đến năm 1793, đã hoàn tất việc trùng tu chùa, cải tạo về diện mạo chùa. Tiếp theo đó, là một số lần trùng tu lớn nhỏ khác nhau để chùa có được diện mạo đẹp đẽ, trang nghiêm và khang trang như bây giờ.

Kiến trúc chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên được thiết kế xây dựng với kiến trúc thể hiện nghệ thuật đỉnh cao. Chùa có các hạng mục chính là Nghi môn, Tiền đường, Trung đường, Hậu đường được đặt song song với nhau tạo thành hình chữ “ tam”. Bên cạnh đó, chùa còn có các công trình phụ khác góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa.

Mái chùa Kim Liên có cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm và được lợp bằng ngói, ở các góc của mái đều được uốn cong trạm trổ hình rồng uốn lượn. Chân cột kê trên đá tảng chạm khắc hình hoa sen cách điệu.

Nghi môn hay cổng Tam quan được thiết kế với kiến trúc gỗ rất độc đáo. Nghi môn được xây dựng 3 khối cổng tất cả. Cổng ở giữa cao hơn so với 2 cổng bên được thiết kế 4 mái, cổng bên thiết kế 3 mái. Nghi môn được xây dựng trên 4 cột gỗ lim tròn, chân cột được đặt trong khối đá tảng chạm khắc hình hoa sen cách điệu tinh tế. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển, nhẹ nhàng hấp dận ánh mắt người nhìn. Hai bên Nghi môn có 4 tấm bia đá, 2 tấm phía trong và 2 tấm phía ngoài.

Bước vào khuôn viên của chùa là sân chùa. Sân được lát gạch Bát Tràng, giáp hai đầu sân là mặt nước Tây Hồ và ao Nghi Tàm. Xung quanh sân có những chậu cảnh, bồn hoa, tô điểm cho vẻ đẹp của chùa. Bên trái sân có một vườn tháp mộ. Trong sân chùa bạn có thể chiêm ngưỡng những tấm bia đá. Theo các nhà nghiên cứu, đây được coi là tấm bia đá cổ nhất ở Hà Nội cho đền ngày nay.

Tiếp đó, là hệ thống các tòa chính điện bao gồm tòa Tiền đường, Trung đường và Hậu đường. Tiền đường có bộ khung được thiết kế trạm trổ các hình hoa sen, lá, mây, rồng rất độc đáo, tỉ mỉ. Hai bên đầu hồi được trổ cửa sổ tròn theo chữ nhà Phật “ sắc sắc – không không”. Tiếp theo, tòa Trung đường – nơi được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ nhất. Hai bên đầu hổi tòa có của ngách thông sang hai bên sân. Sân này được bao bọc bởi các dãy nhà khách, nhà Tăng và nhà Tổ. Và cuối cùng là Hậu đường được trang trí đơn giản nhất trong các tòa.

Cách sắm lễ chùa Kim Liên

Khi sắm lễ đi chùa Kim Liên bạn cần lưu ý một số điều sau:

Nên sắm lễ chay như hoa quả tươi, xôi chè, hoa tươi, hương nhang, oản,… Hạn chế sắm lễ mặn như gà, thịt, giò,…
Không sắm và dâng lễ vàng mã và tiền vàng tại chùa.
Không dâng tiền giấy âm phủ, hàng mã ở ban thờ Phật, Bồ Tát.
Không nên đặt tiền thật ở chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi nên chuẩn bị như hoa cúc, hoa ngâu, hoa mẫu đơn, hoa sen.
Trước khi dâng lễ và khấn vái ban Đức Ông, ban Thánh Hiền,… cần quan sát thật kỹ trước khi làm.
Đối với việc thắp hương, bạn nên thắp 1 hoặc 3 nén.
Đối với ban Tam Bảo –  ban thờ phật to nhất nên bạn cần sắm sửa lễ cúng đẹp và trang trọng.

Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và chia sẻ về kinh nghiệm đi lễ Ông Hoàng Bảy – Sự tích ông hoàng bảy

Cách di chuyển đến chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên nằm trong khu vực nội thành Hà Nội vì thế việc di chuyển cũng khá dễ dàng và nhanh chóng. Sau đây Decor Hà Nội sẽ gợi ý cho bạn những cung đường di chuyển thuận lợi nhất giúp chuyến đi của bạn được suôn sẻ nhé:

Di chuyển bằng ô tô

Lấy mốc xuất phát là Hồ Gươm – đường Lê Thái Tổ ( hàng Trống) – đến khi gặp công ty TNHH Đức Hoàng – rẽ trái vào Hàng Khay – phố Đinh Tiên Hoàng – Trần Nguyên Hãn – Hàng Tre – Trần Nhật Duât – ngõ 1 Âu Cơ, phường Từ Hoa là đến chùa Kim Liên.
Di chuyển bằng xe máy: Lấy mốc xuất phát là Hồ Gươm – đường Lê Thái Tổ ( hàng Trống) – đến khi gặp công ty TNHH Đức Hoàng – rẽ trái vào Hàng Khay – phố Đinh Tiên Hoàng – Trần Nguyên Hãn – Hàng Tre – Trần Nhật Duât – ngõ 1 Âu Cơ, phường Từ Hoa là đến chùa Kim Liên. Hoặc bạn có thể xuất phát từ Ủy ban Nhân dân Quận Tây Hồ, cách chùa khoảng 10km. Bạn nên xem Google Maps hoặc hỏi người dân xung quanh để đến được chùa nhưng khuyến khích nên hỏi người dân xung quanh.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Các tuyến xe buýt đi qua hoặc có điểm dừng chân tại chùa Kim Liên là tuyến xe 33, 31, 41, 86, 146,… Bạn có thể xem trước giờ xuất phát của các tuyến để phù hợp với lịch trình của bạn.
Kinh nghiệm tham quan chùa Kim Liên
Khi bước vào khuôn viên chùa phải ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề, không nên mặc hở hang và nên mặc đồ tối màu.
Phải bỏ giày dép bên ngoài đi đi vào chính điện, tiền đường.
Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để tránh làm ảnh hướng đến những người xung quanh.
Không tự ý quay phim, chụp ảnh trong chùa khi chưa có sự cho phép.
Không tự ý sờ vào hiện vật hay ngắt lá, bẻ cành cây trong khuôn viên để tránh làm hỏng cảnh quan chùa.
Tránh cắm hương lung tung ở gốc cây hay các khu vực không có sự cho phép.
Không được hút thuốc, không được văng tục chửi bậy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *