Lạng Sơn là mảnh đất nổi tiếng với rất nhiều ngôi đền, chùa linh thiêng như đền Mẫu, đền Chầu Năm… Vậy đền Chầu Năm Suối Lân thờ ai, sự tích của đền, hầu giá Chầu Năm như thế nào và phương thức di chuyển? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chầu Năm Suối Lân là ai?

Chầu Năm Suối Lân là vị thánh xếp hàng thứ năm thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, đứng sau Chầu Đệ Tứ Khâm Sai và đứng trước Chầu Lục Cung Nương trong hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Chầu Năm được giao quyền cai quản miền rừng núi tại vùng Suối Lân, Lạng Sơn nên có tên gọi là Chầu Năm Suối Lân.

Bạn muốn tìm hiểu: Bà Chúa Vực là ai? Khám phá sự tích đền Bà Chúa Vực Hưng Yên

den-chau-nam-suoi-lan

Sự tích Đền Chầu Năm Suối Lân

Có nhiều tài liệu cho rằng, Chầu Năm là người dân tộc Nùng, được hạ sinh dưới thời vua Lê Trung Hưng. Chầu được vua cha giao quyền cai quản miền rừng núi Suối Lân ở bên cạnh dòng sông Hóa. Dòng Suối Lân do Cô Năm cai quản bốn mùa trong xanh, nước thông về sông Hoá. Theo tương truyền, đây là dòng suối thiêng của cô, nước suối xanh mát bốn mùa không bao giờ cạn. Nếu ai có bệnh tật đến xin nước suối cửa Cô, uống vào sẽ thuyên giảm. Ngược lại, với những người không hiểu phép tắc, báng bổ thánh thần, cô lại tỏ ra là một vị Thánh Cô đành hanh và sẽ trừng trị những kẻ đó.  Người nào không biết mà xuống suối tắm hay làm bẩn ô uế dòng suối sẽ bị Cô hành cho bệnh sốt nóng mê sảng, lâm vào cảnh sống dở chết dở.  Nếu có kẻ nào báng nhạo, cô sẽ “xát lá han” làm người đó luôn ngứa ngáy khó chịu, sau đó bị dẫn dắt lạc đường rừng lúc nào không hay.

Không chỉ trấn giữ chốn sơn lâm, Chầu còn giúp đỡ nhân dân, dạy họ cách làm nương làm rẫy, trồng trọt và đi rừng. Sau khi hóa thánh, Chầu vẫn hiển linh giúp nhân dân diệt trừ ma quỷ và thuần phục thú ác. Nhân dân vô cùng yêu mến và kính phục Chầu vì tấm lòng thương dân và luôn hết lòng giúp đỡ dân chúng nơi đây. Cũng có những tương truyền rằng, Chầu thường xuyên hiện hình cùng với 12 cô hầu cận bên trên dòng sông Hóa. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, Chầu Năm là con gái của vua, vốn là người yêu thiên nhiên, núi rừng thanh vắng nên đã xin vua cha lên chốn sơn lâm. Khi đến với Suối Lâm, vì cảnh đẹp hữu tình, địa linh nên đã quyết định ở lại, dựng am để tu hành, cai quản việc coi sóc của vùng sông Hóa, giúp dân trừ ma diệt ác. Sau này khi hóa thánh, Mẫu Thượng Ngàn đã ban phong cho nàng là Chầu Năm Suối Lân để canh giữ cai quản vùng miền cửa rừng Suối Lân.

Ngay trong văn của Chầu Năm cũng nhắc tới việc Chầu Năm giáng vào thời Lê Triều:

“Giở trang tích cũ Lê triều,

Suối Lân công chúa mỹ kiều diễm hương

Nét đoan trang vẻ nhường ngọc tuyết

Đôi mày ngài nửa khuyết vành trăng….”

Vị trí địa lý

Đền thờ Chầu Năm Suối Lân thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, bên bờ con sông Hóa gần cửa rừng Suối Lân. Đền còn có tên gọi khác là Đề Suối Lân. Ngôi đền khá nhỏ nhưng rất khang trang, đền chính thờ Chầu Năm Suối Lân. Ở phía bên trái của đền là cung thờ chính của Cô Năm Suối Lân.

Từ đền thờ Chầu Năm Suối Lân đến đền thờ Chầu Lục khoảng 4.5km và cách đền Quan Giám Sát 3.5km. Nếu có dịp đến với mảnh đất Lạng Sơn. bạn hãy sắp xếp thời gian đến tham quan tất cả những ngôi đền linh thiêng này.

Hàng năm, cứ vào ngày 20/5 âm lịch là ngày tiệc chính của Chầu Năm Suối lân. Người dân địa phương và các du khách thập phương lại hành hương về đây để cúng lễ, dâng hương Chầu. Cầu mong cho mọi người luôn mạnh khỏe, bình an, cầu phúc lộc.

Trước cổng đền là một khu chợ dịch vụ sầm uất mà không nơi nào có. Ở đây chuyên bán các loại dao từ dao băm, dao chặt đến các loại dao chuyên phát rừng hay các loại thớt được làm từ gỗ nghiến với kích thước đa dạng từ nhỏ đến to. Đây cũng có thể được coi là món quà lưu niệm mà Chầu và Cô với các thanh đồng, con nhang đệ tử khi đến đền.

Hầu giá Chầu Năm Suối Lân

So với Chầu Lục, Chầu Năm cai đồng rất ít. Chầu chỉ thường về khi có các ngày tiệc vui chơi hoặc nhập đồng chỉ những thanh đồng sát căn của Chầu Năm. Đôi khi, người ta cũng thỉnh Chầu Bà về chứng tòa Sơn Trang. Chầu Năm Suối Lân cũng có khả năng chứng cho con nhang, đệ tử đội mâm trình đồng.

Khi về ngự đồng, Chầu Năm mặc áo màu xanh lam, tuy nhiên vì một số lý do trùng lặp mà người ta thường dâng Chầu áo xanh thiên thanh giống màu nước của dòng suối Lân chảy quanh đền. Đầu cô thì chít khăn củ ấu, bên mình có túi vóc và dao quai. Khi ngự về đồng, Chầu Năm khai quang rồi múa mồi.

“Về đồng Cô mặc áo xanh

Nón buồm túi vóc thanh thanh hoa cài

Rườm rà Cô vấn tóc mai

Chít khăn củ ấu chân hài cánh tiên”

Dâng lễ Chầu Năm Suối Lân

Chầu Năm Suối Lân là vị Chầu Bà linh thiêng.  Để những lời cầu khấn được Chầu Bà chứng giám và linh ứng, bạn nên chọn dâng lễ vào những ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hay trong những ngày tiệc chính tại đền.  Tiệc Chầu Năm được diễn ra vào ngày 20/5 âm lịch hàng năm. Nhân dân Lạng Sơn và các du khách lại nô nức về đây chiêm bái để tỏ lòng biết ơn với công lao của bà, vừa để bà chứng giám cho lòng thành của các con nhang đệ tử, phù hợp cho gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý.

Các vị thần “chứng tâm chứ không chứng lễ”.  Nên khi tới đây, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà bạn chuẩn bị mâm lễ sao cho phù hợp nhất có thể. Mâm lễ dâng lên Chầu Bé Bắc Lệ có thể bao gồm những vật phẩm sau:

  • 1 mâm ngũ quả và 1 lọ hoa tươi.
  • 1 cơi trầu, 1 ấm chè và 1 bao thuốc.
  • 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc. Nếu không sử dụng gà có thể thay thế bằng 1 khổ thịt luộc,1 cút rượu trắng.
  • 1 mâm tiền vàng và 1 lá sớ.
  • 1 đĩa oản.

Để việc dâng lễ được thuận lợi, du khách nên chuẩn bị trước một bài văn khấn dâng lễ Chầu Năm Suối Lân.

Bạn có muốn tìm hiểu: Chùa Hưng Ký – Khám phá ngôi chùa gốm sứ độc đáo nhất Việt Nam

Những lưu ý khi đến đền

Bên cạnh việc chuẩn bị những lễ vật lịch sự, đúng theo lễ nghi, thành tâm là điều quan trọng nhất khi dâng lễ lên Chầu Năm. Chỉ có sự thành kính, thành tâm mới được cô phù hộ. Nếu không thành tâm, không những không được phù hộ mà còn bị cô vật cho không thể ngóc đầu lên được, ốm đau bệnh tật liên miên

Ngoài ra, khi đến dâng lễ Cô Năm, du khách nên chú ý ăn mặc lịch sự, không hở hang, ăn nói theo  đúng thuần phong mỹ tục của người Việt, không nói tục chửi bậy.

Phương thức di chuyển

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân ô tô từ Hà Nội đến đền thờ Chầu Năm Suối Lân, thời gian dự kiến là 2 tiếng. Lộ trình di chuyển như sau: Cầu Nhật Tân – ĐCT Nội Bài Hạ Long/QL18 – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL1A/QL37 – Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn – ĐT 242/ ĐT 245 – QL1A – Đền Suối Lân.

Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng xe khác, thời gian dự kiến là 2 tiếng 30 phút. Bạn có thể mua vé xe tại các bến xe lớn như bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình. Xe sẽ trả khách tại bến xe Hữu Lũng. Từ bến xe Hữu Lũng đến đền khoảng 10km. Bạn có thể bắt xe ôm hoặc sử dụng dịch vụ đặt xe khách đưa đón tận nơi.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về Đền Chầu Năm Suối Lân ở đâu,  sự tích và cách thức di chuyển. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *