Đền Ghềnh được biết đến là ngôi đền linh thiêng tại mảnh đất Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến. Vậy đền Ghềnh có lịch sử hình thành như thế nào? Kiến trúc của đền Ghềnh ra sao? Và khấn như thế nào khi đi lễ tại đền Ghềnh? Qua bài viết dưới đây, Decor Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết và kỹ lưỡng nhé!

Đền Ghềnh ở đâu?

Đền Ghềnh là nơi đang thờ công chúa Ngọc Hân – một trong những vị công chúa nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII. Đền Ghềnh nằm ngay trong con ngõ nhỏ bên cạnh sông Hồng, cụ thể đền tọa lạc lạc tại gần cầu Chương Dương, ngày xưa là trước thôn Ái Mộ, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, hay hiện nay thuộc tổ 2, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Sở dĩ, đền có tên gọi này là vì phía trước đền có một ngềnh nước nhưng sau một thời gian con ngềnh bị chôn vùi nhưng vẫn còn sót lại một số dấu tích nên được đặt tên là đền Ghềnh. Theo lịch sử ghi chép, khi chưa trong thời chiến tranh loạn lạc chống quân Minh đền Ghềnh là trụ sở của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Có thể bạn chưa biết: Sự tích Đền Cấm Lào Cai – ngôi đền Cô Bé Cấm Sơn linh thiêng

den-nghenh-ha-noi

Lịch sử hình thành đền Ghềnh

Theo lịch sử ghi chép và những thông tin Decor Hà Nội tìm hiểu được thì đền Ghềnh được xây dựng vào năm 1858 nhờ công của cụ bà Đặng Thị Bản, bà cũng là người làng Ái Mộ. Bà đã đứng lên bỏ tiền và đi kêu gọi quyên góp để xây dựng ngôi đền này. Trước kia đền Ghềnh chỉ là một cái miếu nhỏ được dựng bên sông, nhưng theo thời gian dòng sông bị lở nên ngôi miếu nhỏ bị cuốn trôi. Cũng vì thế mà bà lâm vào tình trạng ốm đau và được báo mông về việc xây đền. Vào thời nhà Nguyễn, để bảo vệ đền ngăn chặn không cho quân triều đình đập phá, nhân dân nơi đây đã dùng hình thức thờ các chư vị, nhưng thật ra là thờ công chúa Ngọc Hân trong suốt hơn 200 năm mặc cho triều đình nhà Nguyễn ban lệnh cấm. Trải qua nhiều lần bị tàn phá do chiến tranh, lần nghiêm trọng nhất là vào năm 1872 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đền bị đập phá, đốt sạch chỉ sau một đêm. Một thời gian sau đó, đền cũng được cụ Đặng Thị Bản đứng lên đi quyên góp để xây dựng, tu sửa lại chùa nhìn khang trang hơn, rộng rãi hơn với bày tòa lợp ngói và hai miếu thờ bà chúa Bé. Cho đền ngày nay, đền Ghềnh vẫn được những thế hệ về sau của cụ Đặng Thị Bản và những người dân xung quanh gìn giữ và cải tạo thường xuyên. Những người kế tục việc trông giữ ngôi đền đều là con cháu của dòng họ Đặng Đình và đều là người có căn duyên.

Kiến trúc đền Ghềnh

Theo dòng thời gian cùng với nhiều lần bị tàn phá, đền Ghềnh cũng không còn giữ được những nét truyền thống và nguyên bản như ban đầu. Cổng vào đền Ghềnh được thiết kế theo kiến trúc Tam Quan rất đẹp và sang trọng. Trong khuôn viên của đền được chia thành các khu vực như điện thờ Mẫu, điện Sơn Trang, nhà tổ, nhà khách và khu vực phụ trợ. Cách thức sắp xếp, thiết kế vị trí để thờ cúng rất đặc biệt và tạo ra nhiều nét độc đáo. Trong sân của đền được đặt ban thờ ông Hồ quay mặt thẳng vào trong chính điện. Hai bên cửa lầu Sơn Trang được đặt Tứ phủ Thánh Cậu, điều này rất ít khi thấy nơi nào thờ Tứ phủ Thánh Cậu trong chính điện mà chỉ có lầu Cô, lầu Cậu ở phía trên. Đặc biệt hơn nữa là hai Lầu Cô được đặt trước phủ Chúa Sơn Trang.

Những di vật mà đền đang lưu giữ

Dù trải qua thời kỳ chiến tranh loạn lạc, bị tàn phá không ít theo dòng thời gian nhưng đền Ghềnh cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ được những di vật từ thời xưa. Đầu tiên, là quả chuông được đúc vào năm 1876 – thời vua Tự Đức. Tiếp theo đó là hai cỗ kiệu gồm 1 kiệu Long Đinh và 1 kiệu Mẫu. Những chiếc kiệu này được trang trí và chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh tế, tạo nên một vẻ đẹp mê người. Ngoài ra, đền cũng cất giữu nhiều bức đại tự, cuốn thư, hoành phui, câu đối mang cả về cật chất lẫn tinh thần.

Cách sắm lễ khi đi đền Ghềnh

Đền Ghềnh là một nơi linh thiêng, linh ững rất nhiều lời thỉnh cầu của dân chúng, là một điểm cúng lễ cầu an, cầu tài lộc nổi tiếng không chỉ đối với người dân Hà Nội mà còn đối với đệ tử tứ phương. Trong những ngày lễ lớn hoặc bất cứ khi nào bạn đi lễ đền Ghềnh thì lưu ý nên chuẩn bị trước một mâm lễ có đầy đủ hương nhang, hoa tươi, quả chín, trầu cau, cút rượu, xôi thịt trước ở nhà. Bởi vì, nếu đến trước cổng mới chuẩn bị thì sẽ bị chặt chém giá đắt lên đến 2, 3 lần khi ở nhà. Không những vậy, khi chuẩn bị trước ở nhà còn thể hiện sự chân thành, thành tâm, sự tôn kính của mình đối với các Ngài.

Phương thức di chuyển

Đền Ghềnh năm ngay trong lòng thủ đô Hà Nội vậy nên việc di chuyển cũng không có gì khó khăn. Đối với nhiều người ở gần thì có thể di chuyển bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy là tiện nhất. Nhưng ngoài ra có thể di chuyển bằng các phương tiện công cộng cũng khá thuận tiện. Đối với xe buýt thì có rất nhiều tuyến di chuyển đến đền Ghềnh hoặc có trạm dừng gần đền Ghềnh.

Bến xe Gia Lâm:

Đây là bến xe gần đền Ghềnh nhất do đó chỉ có duy nhất một tuyến di chuyển đến đền Ghềnh. Ở đây, bạn sẽ bắt xe số 11 điểm dừng là chùa Ái Mộ, nơi này cách đền Ghềnh 350m, bạn có thể đi bộ đền. Thời gian dự kiến khi bắt tuyến này là khoảng 15 phút là sẽ đến nơi.

Bến xe Giáp Bát:

Tại bến xe bắt xe 08A, 08ACT, 08B, 08BCT – điểm Hàng Muối – xe buýt 11 – chùa Ái Mộ – đi bộ khoảng 450m tới đền Ghềnh. Đây là tuyến xe tối ưu nhất và nhanh nhất.
Tại bến xe bắt xe 08A, 08ACT, 08B, 08BCT – điểm trung chuyển Long Biên sang làn đón xe buýt phía đường Trần Nhật Duật – xe 47A – 21 Bồ Đề, Cầu Chương Dương – đi bộ khoảng 150m tới đền Ghềnh.

Tại bến xe Mỹ Đình

Bến xe này cách khá xa đền Ghềnh, dự kiến sẽ mất khoảng 1 tiếng di chuyển tùy vào điều kiện giao thông. Các tuyến xe tại đây hầu hết có điểm dừng cách rất gần đền Ghềnh. Nhưng bạn nên bắt xe 34 – Ô Quan Chưởng – xe 47A – 21 Bồ Đề, cầu Chương Dương sau đó đi bộ khoảng 150m là đến đền Ghềnh.

Có thể bạn chưa biết: Chùa Phù Liễn – Ngôi chùa tâm linh Thái Nguyên bạn lên tới một lần

Văn khấn đền Ghềnh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh

Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hóa anh linh.

Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần,

Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử (chúng) con là ….

Ngụ tại …..

Hôm nay là ….

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia khuyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, xin cho con được làm ra kiếm thấy, có ngân có xuyến, ăn nên làm ra.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ … (tên vị thánh), cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lạy).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *