Đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền linh thiêng và cổ kính nhất tại Lạng Sơn. Vậy Chầu Bé Bắc Lệ là ai? Sự tích đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ, kiến trúc và cách thức di chuyển thế nào? Hãy cùng Decor Hà Nội giải đáp thắc mắc qua bài viết sau nhé!

Chầu Bé Bắc Lệ là ai?

Chầu Bé Bắc Lệ là một trong Thập Nhị Vị Chầu Bà của Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngài được gọi là Chầu Bé, có lẽ bởi Ngài đứng cuối cùng trong Thập Nhị Chầu Bà, sau Chầu Mười Đồng Đỏ. Chầu Bé xuất thân là người dân tộc Nùng, giáng sinh tại Bắc Lệ thuộc tỉnh Lạng Sơn. Ngài là vị chầu bà rất linh thiêng, thường xuyên hiển linh ngự đồng. Ngài là hiện thân của Mẫu đệ nhị thượng ngàn.

den-chau-bac-le

Cùng Decor Hà Nội khám phá đền Bảo Lộc – Ngôi đền thiêng ở vùng đất quê hương Đức Thánh Trần

Sự tích đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ

Theo tương truyền, Chầu bé Bắc Lệ là con gái của một gia đình người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Do bị giặc cưỡng bức nên Ngài đã hòa mình xuống dòng sông Bắc Lệ.

Tuy nhiên, có một số tài liệu khác lại cho rằng, Chầu Bé là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân. Ngài có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền, có thể lay núi chuyển ngàn nên đã ra sức giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh.  Chính vì vậy, sau này Ngài được vua sắc phong Lê Mại Đại Vương.

Đôi khi, Chầu Bé cũng được người dân nơi đây đồng nhất với Chúa Bà Sơn Trang. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh, Chầu Bé Bắc Lệ có công lao rất lớn giúp nhân dân và đất nước. Khi đất nước bình yên, Chầu Bé lại dạo chơi khắp muôn nơi. Bà còn giả làm người bán hàng trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh như vậy, nhưng Ngài lại rất nhân hậu, thương cho cuộc sống khổ cực của nhân dân. Bà dạy dân chúng trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá để cải thiện cuộc sống. Có việc dữ lành, Ngài đều mách bảo cho nhân dân biết để mà tránh.

Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ ở đâu?

Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ tọa lạc tại xã Thanh Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Bắc Lệ hay còn gọi là Đền Công đồng Bắc Lệ (Bắc Lệ Linh Từ). Nơi đây cách thị trấn Hữu Lũng 13km về hướng Đông. Trong đền, nhân dân ta thờ Bà Chúa Thượng Ngàn và Chầu Bé. Thông thường, người ta phải khấn tấu Chầu Bé trước khi khấn Thánh Mẫu.  Hiện tại, có rất nhiều vị Chầu Bé khác nhau, có thể kể đến là: Chầu Bé Đền Ghềnh (ở Đền Ghềnh, Hà Nội), Chầu Bé Đông Cuông (Đền Đông Cuông, Yên Bái); Chầu Bé Tam Cờ (ở Đền Tam Cờ, Tuyên Quang); Chầu Bé Đồng Đăng (ở Đền Đồng Đăng, Lạng Sơn). Đây là các vị Chầu Bé bản đền và chỉ khi chính đền, các vị đó mới ngự.  Mặc dù có sự xuất hiện của rất nhiều vị Chầu Bé như vậy song Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ cũng là một địa điểm nổi tiếng và tâm linh.

Kiến trúc đền Chầu Bé Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ có kiến trúc hình chữ Tam, gồm ba ngôi nhà song song và nối mái liền nhau. Đền được xây theo kiến trúc gỗ, bằng chất liệu gạch, mái lợp ngói mũi hài mang đặc trưng của những ngôi đền cổ của Việt Nam. Trong khuôn viên Đền gồm các hạng mục sau: Chính đền, Chầu Bé Bắc Lệ, Nhà quản lý, Gian sắp lễ, Bếp, ban Mẫu Bán Thiên, Nhà hóa sớ và Cổng Đền .

Từ dưới chân đồi đi lên, chúng ta đi qua cổng Tam Quan uy nghi, tráng lệ. Miếu Chầu Bé Bắc Lệ nằm ở phía bên trái. Trước kia, miếu thờ Chầu Bắc Lệ ở một khoảnh đất bằng phẳng sát bờ suối Bắc Lệ. Trong miếu có tượng Chầu Bé và hai cô cậu hầu cần của Chầu Bé là tượng Cô Bé Bắc Lệ và tượng Cậu Bé Bắc Lệ. Khi lên chiêm bái, mọi người đều phải thắp hương ở miếu Chầu Bé trước để xin Chầu, có lời tâu đối lên Cửa Mẫu cùng chư thánh tại đền.

Sau đó, ta sẽ lên đền chính, cách miếu Chầu Bé khoảng chục bậc thang. Đền chính được xây theo kiểu chữ Đinh bao gồm tiền tế và hậu cung. Mặc dù, đền đã qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cũ. Ở trên mái của đền chính, bạn có thể nhìn thấy “ Long triều lưỡng nghi” là hình ảnh tượng trưng cho trời và đất, âm và dương hài hòa.

Lễ hội đền Chầu Bé Bắc Lệ

Lễ hội đền Chầu Bé Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Vào những ngày này, người dân địa phương, các con nhang, đệ tử ở khắp muôn nơi lại nô nức về đây chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an. Lễ hội bao gồm lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước. Lễ tắm ngai sẽ được diễn ra trước lễ rước. Người dân sẽ lấy nước suối đền Bắc Lệ để lau tượng Mẫu đệ nhất Thượng ngàn và ngai đức vua cha Ngọc Hoàng. Đây là một nghi thức rất thiêng liêng. Lễ chính tiệc có cỗ tam sinh làm vật hiến tế. Sau đó là lễ rước Mẫu đi xem hội trong tiếng trống, chiêng rộn ràng. Trải qua rất nhiều lần tu sửa, đền Bắc Lệ vẫn giữ được nét kiến trúc tâm linh và là điểm thu hút nhiều du khách đến vẫn cảnh, cầu an.

Cách di chuyển tới đền Bắc Lệ

Lộ trình di chuyển đến đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ bằng phương tiện công cộng

Di chuyển bằng xe khách – thời gian di chuyển dự kiến 2 tiếng: Quý khách có thể bắt xe tại các bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm. Đến Lạng Sơn, nhà xe sẽ trả khách tại bến xe Bắc Lệ cách đền khoảng 300m. Giá vé dao động 100.000đ – 170.00đ/người.

Di chuyển bằng tàu hỏa – thời gian di chuyển dự kiến 3 tiếng: Bạn có thể lựa chọn chuyến tàu Hà Nội – Bắc Lệ. Khoảng cách từ đền Bắc Lệ đến nhà ga rất gần, khoảng 500m.  Thời gian di chuyển dự kiến là 3 tiếng

Lộ trình di chuyển đến đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ bằng phương tiện cá nhân

Di chuyển bằng ô tô – thời gian di chuyển dự kiến 2 tiếng: QL6/Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển – ĐCT20 – QL1A đi theo biển báo cho QL5/Bắc Ninh/ Lạng Sơn (Phí cầu đường) – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL1A/QL37 – ĐCT Bắc Giang Lạng Sơn – ĐT242/ĐT245 – Đền Công Đồng Bắc Lệ.

Cùng Decor Hà Nội đền Bắc Lệ ở đâu? Đến đền Bắc Lệ cầu gì? Kinh nghiệm đi đền Bắc Lệ?

Hầu giá Chầu Bé Bắc Lệ

Chầu Bé là một trong ba vị Chầu Bà hay hiện về ngự đồng nhất. Ngài hay diện áo màu đen hoặc màu chàm. Trước đây, Ngài chỉ mặc quầy và áo ngắn tới hông. Đầu chít khăn thổ cẩm của người dân tộc, chân đi xà lạp, trên lưng có đeo một chiếc gùi hoa. Khi về đồng, Chầu Bé thường khai quang múa mồi và ban phát tài lộc cho con nhang đệ tử.

Chầu Bé Bắc Lệ là vị Chầu Bà linh thiêng, thường xuyên hiển linh không chỉ ở xứ Lạng mà khắp vùng núi Tây Bắc. Để những lời cầu khấn được Chầu Bà chứng giám và linh ứng, bạn nên chọn dâng lễ vào những ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hay trong ba ngày Tết Cổ truyền của dân tộc.

Chầu Bé là một vị Chầu Bà có tính cách ôn hòa, thương xót nhân dân nên mâm lễ dâng lên Ngài không cần quá cầu kỳ. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà bạn chuẩn bị mâm lễ sao cho phù hợp nhất có thể. Mâm lễ dâng lên Chầu Bé Bắc Lệ có thể bao gồm những vật phẩm sau:

1 mâm ngũ quả và 1 lọ hoa tươi.
1 cơi trầu, 1 ấm chè và 1 bao thuốc.
1 đĩa xôi, 1 con gà luộc. Nếu không sử dụng gà có thể thay thế bằng 1 khổ thịt luộc. Cùng với đó là 1 cút rượu trắng.
1 mâm tiền vàng và 1 lá sớ.
1 đĩa oản.
Ngoài ra, để việc dâng lễ được thuận lợi, du khách nên chuẩn bị trước một bài văn khấn dâng lễ Chầu Bé Bắc Lệ.

Di tích Đền Bắc Lệ không chỉ là một di tích kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo. Mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn của hàng triệu triệu du khách thập phương đến để hành lễ, tham quan du lịch. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về đền Chầu bé Bắc Lệ ở đâu, thờ ai, kiến trúc và cách thức di chuyển. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website Decor Hà Nội để có thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *