Chùa Ba Vàng không chỉ là vùng đất Phật linh thiêng mà còn là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Vậy chùa Ba Vàng ở đâu, lịch sử hình hành như thế nào, kiến trúc độc đáo ra sao? Hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu và giải đáp tất tần tật về chùa Ba Vàng qua bài viết dưới đây nhé!

Vị trí địa lý

Chùa Ba Vàng hay còn có tên chữ Hán là Bảo Quang Tự nằm ở độ cao 340m tại một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phồ Uông Bí. Cụ thể, chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thàng Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa có một vẻ đẹp làm say đắm lòng người, phía trước là sông dài, phía sau là núi và hai bên là rừng thông trải dài bao la, xanh ngát. Hiện nay, chùa Ba Vàng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất tại miền Bắc và chùa Ba Vàng đã xác lập kỷ lục là ngôi chùa có tòa chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương với diện tích khoảng 4000m2 vào năm 2014.

Cùng Decor Hà Nội khám phá đền Bảo Lộc – Ngôi đền thiêng ở vùng đất quê hương Đức Thánh Trần

chua-ba-vang

Lịch sử hình thành chùa Ba Vàng

Về lịch sử hình thành thì không có tài liệu ghi chép chính xác và đầy đủ năm tìm được chùa. Nhưng theo những họa tiết và hoa văn trên những viên gạch ngói mà người dân tìm được vào những năm 80 thì các chuyên gia có thể khẳng định rằng chùa đã được thành lập vào khoảng thế kỷ XIII tức là thời nhà Trần.

Để chùa được khang trang và rộng rãi như ngày hôm nay sau khi trải qua các cuộc chiến tranh và sự tàn phá của thiên nhiên thì đã phải trải qua 4 cuộc trùng tu, tu bổ lớn.

Năm 1706 là cuộc trùng tu đầu tiên đánh dấu sự trở lại của thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 3 thế kỷ gián đoạn. Ngôi Bảo Quang Tự được Ngài Thiền Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác trụ chì và vận động Phật tử và nhân dân từ khắp mọi miền đến phục dựng tại núi Ba Vàng trên nền ngôi chùa cổ.

Lần trùng tu lớn thứ hai là vào năm 1988, sau khi trải qua chiến tranh và chùa bị tàn phá nhưng được người dân tìm được vết tích. Và theo nguyện vọng của nhân dân thì Ủy ban Thành phố Uông Bí đã cho trùng tu hoàn toàn lại ngôi chùa và xây dựng ngôi chùa bằng gỗ.

Lần trùng tu thứ ba là vào năm 1993, do chùa đã xuống cấp trầm trọng nên chùa đã được tu bổ, xây xửa bằng gạch ngói, xi măng cho ba gian thiền đường, cửa vòm, một gia tự điện, nhà ở, trai đường,…

Lần trùng tu thứ tư cũng là lần trùng tu cuối cùng và lớn nhất là vào năm 2007 để đánh dấu sự kiên quan trọng. Đó là khi được sự chấp thuận và cho phép, sự cung thỉnh của nhân dân thì Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh được nhận trách nhiệm về trụ trì chùa Ba Vàng. Và từ đây một ngôi chùa mới, khang trang, tráng lệ được ra đời.

Hiện nay, chùa thờ Phật, Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng và chư liệt vị Tổ sư. Trong chùa còn dựng các pho tượng bằng gỗ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau như Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, Tam bảo, Tam thế, ông Thiện, ông Ác,… Chùa còn tổ chức những buổi tu tập, nghe giảng đạo Phật Pháp giúp Phật tử và nhân dân tứ phương được kết duyên lành với chính Pháp, để hoàn thiện bản thân, biết cách cảm ơn, xin lỗi, giác ngộ từ đó mang lại cuộc sống tốt đẹp, an vui.

Ý nghĩa tên chùa Ba Vàng

Sư phụ Thích Trúc Thái Minh – hiện tại là trụ trì chùa Ba Vàng lý giải rằng, “ Ba Vàng” mang ý nghĩa chỉ ba ngôi vị quý báu là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ba Vàng là cái tên được đặt sao cho giản dị nhất, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ nhất nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ cao quý vốn có của nơi chốn thiền môn thanh tịnh. Đồng thời, tên “ Ba Vàng” còn thể hiện niềm tôn kính đối với ba ngôi báu vật Phật – Pháp – Tăng.

Như đã nói ở trên chùa còn được gọi với cái tên Bảo Quang Tự. Cái tên này được lý giải ngắn gọn là ngôi chùa có ánh sáng quý báu. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, sâu xa hơn đó là các bậc tiền nhân mong nguyện chùa Ba Vàng sẽ lan tỏa ánh sáng chính Pháp tới muôn nơi, dẫn dắt chúng sinh khỏi kiếp khổ đau, lầm lỗi, và giác ngộ được việc làm sai trái và xám hối.

Cùng Decor Hà Nội khám phá chùa Tiêu Sơn – ngôi chùa nghìn tuổi tại Bắc Ninh

Kiến trúc chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng có kiến trúc đặc trưng với 3 gian bái đường, một gian hậu cung với các bạn thờ Phật, Đức Ông, thờ Mẫu, cổng tam guan, lầu chuông và một số công trình khác như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, kha nhà tăng,… Tất cả được sắp xếp liên hoàn tạo thành một quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo giúp cho các Phật tử thuận lợi trong việc tham quan, lễ bái.

Chùa Ba Vàng có 3 cổng Tam quan để vào chính điện bao gồm cổng chào, cổng tam quan trung và cổng tam quan nội. Cổng tam quan nội được lợp ngói đỏ, xây theo kiểu 3 tầng uống cong và gắn tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng.

Tòa Đại Hùng Bảo – tòa chính điện có diện tích lớn nhất, rộng nhất có diện tích khoảng 4500 m2 được thiết kế với quy mô 2 tầng. Bên trong phía trên tường đều được khắc những bức tranh miêu tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bên trong tòa chính điện là thờ Phật. Xung quanh tòa chính điện còn có hai gian La Hán với 8 vị La Hán được đúc bằng đá nguyên khối, cùng hệ thống câu đối hoành phi sơn, son thiếp vàng đặc sắc,…

Phương thức di chuyển khi đến chùa Ba Vàng

Du khách hoặc các Phật tử thập phương muốn đến chùa Ba Vàng để tham quan hoặc tham gia các hoạt động do chùa tổ chức thì có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe, buýt, ô tô tùy thuộc vào bản thân.

Đối với phương tiện xe bus thì tất cả các bến xe ở Hà Nội đều có các tuyến Hà Nội – Uông Bí. Sau khi tới được thành phố Uông Bí thì bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm đến chùa Ba Vàng, cũng không quá xa đâu.

Đối với phương tiện cá nhân thì theo nhiều người đi trước nói rằng nên trải nghiệm bằng xe máy thì sẽ thú vị hơn. Bạn có thể di chuyển theo hướng cầu Chương Dương đến Bắc Ninh sau đó vào quốc lộ 18 là đến được thành phố Uông Bí. Từ đây, có thể hỏi người bản địa hoặc tra Google Maps để tìm đường đến chùa Ba Vàng. Nhưng khuyến khích nên hỏi người dân địa phương.

Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng

Đối với những người muốn đi lễ chùa Ba Vàng và trải nghiệm không khí lễ hội thì nên đến vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hoặc ngày 9 tháng 9 âm lịch. Hai ngày trên là hai ngày tổ chức lễ hội lớn nhất của chùa Ba Vàng.
Đối với những người đi lễ, không thích đông đúc, thích không gian tĩnh lặng thì nên đi vào những ngày khác trong năm, tránh những này trên ra.
Có một câu chuyện được lưu truyền lại rằng, chùa Ba Vàng có một cái giếng cổ vô cùng quý và không bao giờ cạn nước và khi uống nước từ giếng thì sẽ luôn khỏe mạnh, chữa được bách bệnh. Vì lý do này, các Phật tử hoặc các du khách tới đây nhất định phải uống nước lấy từ dưới giếng lên.
Đồng thời, cần phải ăn mặc lịch sự, quần áo trang nghiệm không được hở hang, tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa.
Sắm lễ đi chùa Ba Vàng như thế nào?

Khi dâng hương đến chùa thì chỉ sắm lễ chay như hương, hoa tươi, trái cây, oản, xôi chè,… không được sắm lễ mặn như trâu, bò, lợn, gà, giò,… Và nên sắm cả tiền âm phủ, vàng mã để lễ Phật tại chùa.

Một lưu ý quan trong đó là khi mua hoa tươi lễ Phật thì nên chọn hoa sen, hoa huệ hoặc hoa mẫu đơn. Không được chọn những loại hoa tạp, hoa dại để dâng lễ. Trước ngày đi lễ Phật thì nên ăn chay, kiêng giới và làm việc thiện nhiều hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *