Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Việt Nam chia thành 3 miền là Bắc, Trung, Nam, mỗi nơi đều có đặc trưng riêng và ngôn ngữ riêng mà chỉ họ có thể hiểu được hay còn gọi là ngôn ngữ địa phương. Đặc biệt là tỉnh Nghệ An thuộc miền Trung là tỉnh có nhiều từ ngữ độc lạ khiến nhiều người khi đặt chân lần đầu đến đây không khỏi bối rối nhưng cũng khiến họ cảm thấy vô cùng hứng thú và muốn tìm hiểu về chúng. Vậy sau đây hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu về từ ngữ địa phương của Nghệ An đặc biệt là hai từ “khu mấn” và “trốc tru” qua bài viết dưới đây nhé!
Khu mấn là gì?
Khu mấn là từ ngữ địa phương của người Nghệ An và được đưa vào sử dụng nhiều và phổ biến trong cuộc sống thường ngày vào khoảng từ những năm 60 đến 70 của thế kỷ 20 và cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở những tỉnh miền Trung. Khi nghe đến “khu mấn” có nhiều người cảm thấy lạ lẫm và không biết nghĩa của nó là gì, có người nghĩ nó là tên một loại quả nào đó, có người lại nghĩ đó là tên của một món ăn. Nhưng thực chất khu mấn có nghĩa hoàn toàn khác. Ở đây “khu” có thể hiểu là mông, “mấn” có thể hiểu là váy. Ở những tỉnh miền Trung thời xưa còn nghèo khó vì thế những con người nơi đây phải làm nụng vất cả, lao động tay chân, cuốc ruộng, làm nương. Và sau những giờ làm việc vất vả trong ngày thì các bà, các cô, các mẹ, các bác thường ngồi tụ bệt dưới vệ cỏ, ven đường, kể cả đất hoặc bãi cát để trò chuyện với nhau với mục đích là vừa để nghỉ ngời vừa để thư giãn, giải trí. Do đó, phần vải ở mông tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đó sẽ bị dính bẩn và lâu dần phần vải đó sẽ bị phai màu, xấu hơn, nhem nhuốc hơn so với những phần khác. Nói tóm lại, “khu mấn” có thể hiểu ngắn gọn là những phần vải ở mông vừa xấu vừa bẩn không được sạch sẽ, thơm tho.
Bạn hãy tìm hiểu thêm về: Tầng ozon là gì? Vai trò của tầng ozon?
Khu mấn thường được sử dụng với ý chỉ một vật gì đó không vừa mắt, vừa ý, khó ưa, khó nhìn,… hoặc có thể dùng để miêu tả những hành động, việc làm và thái độ không được tốt, không được vừa ý của ai đó với người xung quanh. Thực chất, khu mấn còn có rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh đó như thế nào. Ví dụ một vài trường hợp như sau:
Trường hợp 1:
- Bạn A nói: Cậu có thấy cái áo tớ mới may có đẹp không?
- Bạn B trả lời: Như cái khu mấn.
Như vậy, trong trường hợp này khu mấn được dùng với ý là chiếc áo này không đẹp, không được vừa mắt lắm.
Trường hợp 2:
- Bạn A nói: Nhà mày giàu lắm phải không?
- Bạn B trả lời: Có cái khu mấn ấy.
Ở trường hợp này thì khu mấn được dùng với ý để bảo là nhà mình nghèo, chỉ đủ ăn đủ mặc thôi.
Trốc tru là gì?
Trốc tru cũng là tiếng địa phương mang đậm tính miền Trung cụ thể là Nghệ An. “Trốc” có nghĩa là cái đầu, còn “tru” nghĩa là con trâu ( ở đây tru cũng là tiếng địa phương của Nghệ An). Như vậy ‘trốc tru” có thể hiểu là cái đầu của con trâu. Từ này được sử dụng với ý ẩn dụ hàm ý để chỉ những người cứng đầu, bướng bỉnh, ngang bướng, bảo thủ chỉ theo ý mình mà không nghĩ đến người xung quanh, không chịu lắng nghe hay tiếp thu ý kiến từ người khác.
Theo những người dân bản địa Nghệ An thì “trốc tru” được sử dụng trong rất nhiều tình huống và mọi tầng lớp đều có thể sử dụng được từ này tùy vào ngữ cảnh và tình huống lúc đó. Một điều thú vị đó là “trốc tru” không được sử dụng với ý nghĩa tiêu cực, phán xét, chỉ trích, không mang sắc thai gay gắt mà ở đây từ này được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn và hay được sử dụng để trêu đùa nhau để làm cho cuộc trò chuyện được vui vẻ hơn không bị nhàm chán. Do vậy, “trốc tru” là từ ngữ rất được ưa chuộng hiện nay đặc biệt là giới trẻ.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì “trốc” không nhất thiết là chỉ cái đầu mà nó còn có thể chỉ phần đầu của một vật gì đó. Vì dụ “ trốc cúi” ở đây là dùng để chí cái đầu gối.
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Bạo lực học đường là gì? Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường chọn lọc
Một số từ ngữ mà người dân miền Trung hay dùng
Tiếng địa phương là một điều gì đó rất thú vị và thu hút rất nhiều người không chỉ người lớn tuổi mà thậm chí trẻ con cũng có hứng thú với những từ đó. Không chỉ bởi sự đặc sắc và còn nghe rất vui tai. Sau đây, Decor Hà Nội sẽ liệt kê cho các bạn một vài từ ngữ địa phương mà người Nghệ An thường sử dụng trong giao tiếp hàng ngày:
- Tau nghĩa là tao, tớ
- Mi nghĩa là cậu, mày
- Hẫn nghĩa là hắn, nó
- Choa nghĩa là chúng tôi
- Lũ bây, bọn bây nghĩa là các bạn, các cậu
- Ngần nghĩa là ngốc
- Cái chủn, cái chủi tức là cái chổi
- Cái đọt nghĩa là cái bát
- Chưởi nghĩa là chửi
- Đàng nghĩa là đường
- Cấy nớ nghĩa là cái đó, cái kia
- Cấy nghĩa là cái
- Nác nghĩa là nước
- Gưởi nghĩa là gửi
- Bổ nghĩa là ngã
- Mần nghĩa là làm
- Trắp vả nghĩa là đùi
- Cái vung nghĩa là nắp nồi, nắp xoong
- Con tru nghĩa là con trâu
- Chi rứa hầy nghĩa là cái gì đó
Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về Hắt xì hơi là gì? Bói hắt xì hơi theo ngày, giờ cực chuẩn