Du lịch tâm linh là một hình thức du lịch được rất nhiều người yêu thích, nhất là các dịp đầu tháng, rằm, lễ hoặc tết. Và một trong những địa điểm du lịch tâm linh vào tháng 9  m Lịch được mọi người tới nhiều nhất là đền Bắc Lệ Lạng Sơn. Vậy đền Bắc Lệ thờ ai? Đến đền Bắc Lệ cầu gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Decor Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin nhé!
den-Bac-Le-Lang-Son-10

Đền Bắc lệ ở đâu?

Đền Bắc Lệ có tên đầy đủ là Đền Công Đồng Bắc Lệ. Ngôi đền này là di tích du lịch tâm linh, nằm trên ngọn đồi giữa khu Nam của thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Để tới được đây, du khách phải vượt qua con đường đất đỏ hơn 10km từ thị trấn Hữu Lũng tới đồi cao.
Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng năm 1919. Đến nay, đã trải qua 5 lần trùng tu, tuy nhiên, ngôi đền vẫn giữ được nét đẹp cổ kính thời xưa. Đây cũng là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Lạng được rất nhiều các phật tử ghé thăm quanh năm, đặc biệt vào các dịp lễ và tháng 9 âm lịch.
Nét đẹp kiến trúc của ngôi đền Bắc Lệ
Đền Bắc Lệ có nghệ thuật kiến trúc rất đặc sắc, tỉ mỉ và vô cùng công phu. Các cột chống, bảng hiệu, chữ viết trên mái,…. mang đậm nét đẹp của kiến trúc đền chùa thời xưa. Đền chính có cấu trúc hình chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Đặc biệt nhất là phần nóc mái tiên tế có thiết kế “Long triều lưỡng nghi” – tượng trưng cho trời đất, âm dương hài hòa, vạn vật sinh sôi.
Ngoài ra, đền Bắc Lệ được thiết kế với 3 cung: Đệ Nhất – Đệ Nhị – Đệ Tam (cung cấm) có diện tích khoảng 125cm2 nằm ở vị trí trung tâm chính giữa. Bên cạnh có một số gian thờ khác như ngôi miếu nhỏ khoảng 10m² nơi đây thờ Chầu Bé Bắc Lệ, bàn thờ Ngũ Hổ ngoài trời được đặt phía trước bên trái phía Đông Bắc.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ – Chùa thiêng xứ Huế

Đền Bắc Lệ thờ ai?

Đền Bắc Lệ thờ Công Đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền. Đồng thời, đây cũng là nơi thờ chính của Bà Chúa Thượng Ngàn – nơi bà đã hiển linh và phù hộ cho con dân. Ngôi đền này là 1 trong 4 ngôi đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn chính của nước ta.
Ngoài ra, đền còn có thờ Chầu Bé – một vị thánh chầu nổi tiếng trong Tứ Phủ Chầu Bà. Đây cũng là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Chầu Bé Bắc Lệ là người Nùng luôn hầu cận bên Mẫu Thượng Ngàn dưới thời vua Lê Thái Tổ. Sau khi Mẫu giáng xuống Lạng Sơn giúp đánh đuổi quân giặc, Chầu Bé vẫn đi theo và hầu cận bên Mẫu.

Đến Đền Bắc Lệ cầu gì?

Cũng giống như bao ngôi đền khác tại Việt Nam, đa phần các du khách tới đây đều cầu bình an, may mắn và hạnh phúc. Đặc biệt, ngôi chùa này cũng là ngôi chùa cầu duyên nức tiếng của xứ Lạng.
Người dân tại đây luôn tin tưởng rằng đây là ngôi đền cầu duyên linh thiêng nhất tại Lạng Sơn. Thậm chí, một số người còn cho rằng, cầu duyên tại đền Bắc Lệ còn thiêng hơn chùa Hà hay chùa Duyên Ninh,… Nhiều người lận đận đường tình duyên đã không quản đường xá xa xôi để tới đây dâng lễ, cầu hạnh phúc lứa đôi.

Cách sắm lễ đi đền Bắc Lệ

Cũng như các ngôi đền khác tại Việt Nam, khi tới lễ đền Công đồng Bắc Lệ chúng ta nên sắm một mâm lễ để dâng lên Mẫu, các ngài và các thánh trong đền. Nếu có điều kiện, chúng ta có thể sắm thêm cỗ mặn sơn trang và lễ cô, lễ cậu.Mọi người có thể tham khảo mâm lễ của Decor Hà Nội như sau:

Lễ chay

Lễ chay gồm hương thơm, trái cây, bánh, kẹo, hoa tươi, nến,… để dâng ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng dùng để dâng lên ban thờ Thánh Mẫu. Ngoài ra, mọi người có thể chuẩn bị thêm tiền vàng mã, nón, hia, hài,..

Tuy nhiên, tiền vàng mã không được phép cúng lễ Phật, không nên đặt ở ban thờ phật và Bồ Tát. Không đặt tiền thật tại chính điện mà nên bỏ hòm công đức.

Lễ mặn

Lễ mặn bao gồm thịt gà trống, thịt lợn, giò,…. tất cả đều nấu chín. Thêm đĩa xôi, oản,….Những đồ lễ mặn này đặt tại bàn thờ Ngũ vị lớn (ban Công Đồng). Tuyệt đối không được phép dâng lên bàn thờ Phật.

Lễ đồ sống

Lễ đồ sống để dâng lên quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà đặt tại hạ ban Công đồng Tứ Phủ. Lễ đồ sống bao gồm:
5 quả trứng vịt sống đặt trên 1 đĩa muối, gạo
2 quả trứng gà sống đặt trong cốc nhỏ
1 miếng thịt mồi sống (thịt lợn) khía thành 5 phần
Tiền, vàng mã,..

Cỗ mặn sơn trang

Là những món đặc sản của vùng quê Việt như cua, ốc, ớt, chanh quả, bún,… Nên sắm theo con số 15 tương ứng với 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu

Gồm oản, hoa thơm, trái cây; đồ mã như hài, hia, nón, áo, đồ chơi,…; gương, lược,…
Những món đồ lễ không nhất thiết phải quá to hay quá nhiều. Tuy nhiên, những món lễ dâng lên phải thật thành tâm, chỉn chu và phải đúng. Nếu cúng sai đồ lễ thì người dâng lễ sẽ có thể gặp nhiều xui rủi không đáng có.

Nên đến đền Công Đồng Bắc Lệ vào thời gian nào?

Lễ hội Đền Công Đồng Bắc Lệ được tổ chức từ ngày 18 – 20/9  Âm Lịch hằng năm.Ngày 20 là ngày diễn ra lễ chính, rước Mẫu Thượng Ngàn lên đền và tổ chức rất nhiều hoạt động khác như cúng lễ, hát chầu văn,… Do đó, du khách có thể tới đây vào khoảng thời gian này để tham gia lễ hội, đồng thời dâng hương, dâng lễ để cầu may và cầu phúc.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể tới dâng hương vào các ngày mùng 1 đầu tháng, rằm hoặc dịp tết nguyên đán.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá chùa Linh Ứng Đà Nẵng. Đi chùa Linh Ứng cầu gì?

Một số lưu ý nhỏ khi tới dâng lễ tại đền Bắc Lệ

Để chuyến đi tham quan cũng như dâng lễ lên đền Bắc Lệ được trọn vẹn hơn, mọi người nên lưu ý một số điều như sau:
Hãy lên kế hoạch lịch trình đi rõ ràng, chi tiết về phương tiện đi lại, trình tự tham quan,… để tránh những rắc rối và chủ động hơn.
Đền Bắc Lệ là ngôi đền linh thiêng và nghiêm trang. Do đó, mọi người tới đây nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, không mặc đồ hở hang hay bó sát. Nên mặc những bộ trang phục thoải mái, đi giày thể thao để dễ dàng di chuyển.
Chuẩn bị đồ dâng lễ cẩn thận, chỉn chu và tươi mới. Đồ lễ không cần quá to hay quá cầu kỳ nhưng đã sắm thì phải sắm hoàn chỉnh và đặc biệt phải có tấm lòng thành kính.

Khi dâng hương phải dâng đầy đủ các miếu, Tam tòa và cả hậu cung.

Để tránh tình trạng đông đúc, mọi người có thể tới đây dâng lễ vào các ngày đẹp trong tháng. Lúc này, mọi người vừa có thể thư thái dâng hương cầu phúc, vừa có thể từ từ tận hưởng không khí và quang cảnh tuyệt vời nơi đây.
Hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống khi tới đây. Du khách cũng có thể ăn trưa tại các quán ăn phía ngoài đền nhưng giá cả sẽ nhỉnh hơn một chút.
Nếu có nhiều thời gian, bạn hãy ghé qua các địa điểm du lịch khác gần đó và tận hưởng những đặc sản nơi đây. Đừng quên mua quà để làm kỉ niệm cho người thân ở nhà nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *